YOMEDIA
NONE

Soạn bài Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh - Ngữ văn 11

Nhằm giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, trả lời các câu hỏi trong SGK, bài soạn Cha con nghĩa nặng sẽ gợi mở những kiến thức trọng tâm và cơ bản nhất. Chúc các em có thêm một bài soạn hay và ý nghĩa.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Tình cha con thắm thiết, sâu nặng được thể hiện qua nhân vật Trần Văn Sửu và Tí
  • Tình cha: Thăm con bất chấp nguy hiểm (vì thương nhớ con); lặng lẽ ra đi vì lo sự xuất hiện của mình sẽ làm ảnh hưởng đến con, mãn nguyện vì thấy con trưởng thành hạnh phúc...
  • Tình con: Cương quyết đi theo cha → tình cảm mộc mạc, mạnh mẽ và quyết liệt

1.2. Nghệ thuật

  • Tình huống truyện với mâu thuẫn được đẩy lên căng thẳng qua lời nói
  • Sắc thái Nam Bộ được biểu hiện qua ngôn ngữ

2. Soạn bài Cha con nghĩa nặng chương trình chuẩn

Câu 1: Đọc kĩ đoạn trích, gắn phần tóm tắt ở trên với diễn biến sự việc trong đoạn trích thành một mạch truyện xuyên suốt.

  • Phần 1: Cuộc rượt đuổi của hai cha con (từ đầu đến “không nói được một tiếg chi hết”). Sau nhiều năm sống lẩn trốn cực khổ, Trần Văn Sửu cải trang thành người Thổ trở về quê voíư mong muốn tha thiết là được gặp hai con. Nhưng sau khi nghe bố vợ phân tích lợi hại của việc gặp mặt hai con, Trần Văn Sửu phải nén nỗi nhớ mong để ra đi, mong không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con. Ông chào bố vợ và ra đI trong lòng vô cùng đau khổ. Thằng Tí lén nghe được cuộc chuyện trò giữa ông ngoại và cha, anh chạy theo cha. Trần Văn Sửu tưởng người làng đuổi bắt nên cố chạy thật nhanh, Tí thì cố đuổi theo cha. Vì thế cuộc rượt đuổi diễn ra rất gay gắt. Đến cầu Mê Tức mới gặp nhau khi Trần Văn Sửu đang định tự vẫ, chấm dứt những ngày khổ cực. Cha con gặp nhau vô cùng mừng rỡ.
  • Phần 2: Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau hơn mười năm xa cách (phần còn lại). Hai cha con gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Cha muốn bỏ đi xa để không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con, con trai không chịu để cha đi, anh sẵn sàng theo để chăm sóc cha dù phải chịu vất vả cực nhọc.

Câu 2: Phân tích, làm rõ tình nghĩa cha con trong đoạn trích (tình cha đối với con, tình con đối với cha)

  • Tình cha đối với con:
    • Dù trốn đi biệt xứ nhưng Trần Văn Sửu vẫn không nguôi nhớ về con, lo cho con.
    • Không quản nguy hiểm quyết về thăm con --> sợ liên luỵ đến con nên chưa gặp con đã vội trốn đi .
    • Định tự tử vì sự bình yên của con.

→ Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con. Trần Văn Sửu không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.

  • Tình con đối với cha:
    • Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.
    • Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng thương cha.
    • Lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để theo cha, lo cho cha.
    •  Nhất quyết không cho cha đi .

→ Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng.

Câu 3: Để thể hiện chủ đề "cha con nghĩa nặng", tác giả đã tạo ra tình huống nghệ thuật có kịch tính cao (mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của con với tình con thương cha). Hãy tìm hiểu và làm rõ tình huống nghệ thuật giàu kịch tính đó.

  • Nhà văn đã đẩy hai nhân vật vào một tình huống rất khó xử. Và qua cuộc bàn tình, giằng co giữa hai cha con, nhà văn đã diễn tả được một cách xúc động mong muốn sum họp của hai cha con.
  • Trần Văn Sửu mang tội giết vợ nên phải sống lẩn trốn, việc trở về của anh chắc chắn sẽ làm anh hưởng đến hai con. Vì Quyên và Tí được mọi người thương nên đều chuẩn bị lấy vợ, lấy chồng.
  • Trần Văn Sửu xuất hiện và với tiếng giết vợ, hai con ông khó mà có được hạnh phúc trọn vẹn. Ông đã quyết tâm ra đi nhưng lại rất đau khổ và có ý định tự vẫn.
  • Họ đã phải đứng trước những trở ngại rất lớn Cha không thể trở về vì nếu về hàng tổng sẽ bắt, hạnh phúc của các con sẽ bị ảnh hưởng. Con theo cha thì sẽ phải chịu khổ cực và không chăm sóc được ông ngoại. Hai cha con bàn tính ngược xuôi mãi. Cuối cùng cũng đưa ra được quyết định.

→ Đẩy nhân vật vào tình huống khó xử ấy, nhà văn đã đã làm tăng sức thuyết phục và tặng lên tình cảm quý của người con và người cha đồng thời thể hiện rất cảm động tình cha con giữa hai người.

Câu 4: Qua hai nhân vật Trần Văn Sửu và Thằng Tí, hãy nêu lên vài cảm nghĩ về tính cách con người Nam Bộ?

  •  Cảm nghĩ về tính cách con người Nam Bộ
    • Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Tí đã đưa ra lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp.
    • Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách người Nam Bộ mạnh mẽ, kiên quyết. Tính cách ấy được thể hiện nổi bật nhất qua diễn biến tâm lý nhân vật, qua lời đối thoại và độc thoại.
    •  
    • Tình yêu của người cha đối với người con đã tạo nên những cung bậc cảm xúc lớn, nhưng tình cảm chân thật thu hút được sự hấp dẫn và sâu lắng trong tác phẩm.

→ Con người Nam Bộ hiện lên trong không khí chan hòa và đầy cảm xúc của con người.

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích.

  • Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích
    • Nghệ thuật kể chuyện: theo trình tự thời gian như truyện kể dân gian
    • Miêu tả nhân vật: tả trực tiếp, chú ý đến lời nói và hành động
    • Ngôn ngữ trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh đậm chất Nam Bộ. Ta có thể còn gặp lại lối văn biền ngẫu ở tiểu thuyết của ông. Song, về cơ bản, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã tiến gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, một thứ ngôn ngữ “bình dân” đậm chất Nam Bộ đã thấm sâu vào ngôn ngữ kể chuyện và trở thành văn phong riêng. Như “Trời chạng vạng tối, hương thị Tào với thằng Tí về tới Giồng Ké. Khi quẹo vô sân, hương thị Tào ngó ra ngoài lộ, thì thấy người Thổ đó đi đường ngang, mà còn liếc mắt ngó vô nhà. Ông lấy làm kì, nên đứng lại mà ngó, thì người ấy bươn bả đi tuốt.”. Lớp phương ngữ Nam Bộ mà tác giả sử dụng một mặt tạo ra sắc thái cá thể cho lời kể, mặt khác có tác dụng làm nhạt đi màu sắc “bác học”, để câu chuyện gần gũi hơn với chính hiện thực sản sinh ra nó

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cha con nghĩa nặng để nắm vững hơn kiến thức trước khi bắt đầu bài học mới.

3. Soạn bài Cha con nghĩa nặng chương trình Nâng cao

Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn trong thời gian sớm nhất!

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Cha con nghĩa nặng

Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” mà chúng ta được học được tác giả xoay quanh ba nhân vật chính, song hai nhân vật để lại dấu ấn nhất đó là nhân vật: Sửu và Tý. Tuy chỉ nằm trong đoạn trích ngắn, nhưng bằng lối viết tinh tế và sắc sảo của Hồ Biểu Chánh, nhưng số phận éo le của nhân vật sửu hiện lên khá đầy đủ. Để cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về văn bản Cha con nghĩa nặng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON