YOMEDIA
NONE

Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Ngữ văn 11

Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài chu đáo hơn cho bài học Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trước khi đến lớp. Mong rằng từ bài soạn các em sẽ có thêm những gợi ý hay cho những câu hỏi ở phần luyện tập. Chúc các em có thêm một bài soạn hay và ý nghĩa.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một cuộc hỏi - đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm
  • Yêu cầu chung
    • Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật; tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, đó là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh.
    • Trong quá trình phỏng vấn, cả người hỏi và người trả lời đều phải giữ thái độ lịch thiệp, tôn trọng lẫn nhau. 
  • Những yêu cầu cơ bản đối vơi hoạt động phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn

2. Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Câu 1: Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:

a. Về phía người phỏng vấn:

  • Phóng viên (hay người dẫn chương trình) có chuẩn bị kĩ không?
  • Câu hỏi có hợp lí, có nhiều khả năng khai thác thông tin không?
  • Cách dẫn dắt có tự nhiên, khéo léo không; cách giao tiếp có thân tình nhã nhặn không?

b. Về phía người trả lời phỏng vấn:

  • Người trả lời phỏng vấn có thẳng thắng, trung thực không?
  • Câu trả lời có phù hợp với câu hỏi và có rõ ràng, thú vị không?
  • Thái độ giao tiếp có thiện chí, chân thành và lịch thiệp không?

Gợi ý:

  • Các em tự chọn một buổi phỏng vấn và theo dõi, nhận xét về người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn theo các tiêu chí trên
  • Chú ý: quan sát kĩ để đưa ra những nhận xét chính xác

Câu 2: Giả sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi:

Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?

Anh (chị) sẽ trả lời như thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung thực; nhưng không vì thế mà gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm.

  • Thành thật nêu nhược điểm của mình nhưng nhược điểm đó không gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm. Muốn vậy cần tự tìm trong những nhược điểm cdễ được thông cảm nhất. Chẳng hạn có thể nêu lên những nhược điểm phổ biến sau đây:
    • Thường ngủ dậy muộn
    • Ngại làm những công việc nặng nhọc
    • Rất hay tin người
  • Hoặc các em có thể thành thật chỉ ra điểm yếu của mình kèm theo đưa ra biện pháp khắc phục, hạn chế và biến điểm yếu ấy thành điểm mạnh của mình.

Câu 3: Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc (hoặc xem phim, chụp ảnh, đọc thơ, truyện,...), anh (chị) hãy:

  • Trong vai người phỏng vấn, dự kiến những câu hỏi đúng mục đích, có thể lấy được nhiều ý kiến thú vị của các bạn.
  • Sau đó, trong vai người trả lời phỏng vấn, tìm cách trả lời các câu hỏi trên sao cho vừa chân thực, vừa dí dỏm, thông minh.

Gơi ý:

  • Người phỏng vấn về thị hiểu thưởng thức âm nhạc cần chuẩn bị một số câu hỏi để khai thác như:
    • Bạn có thích nghe ca nhạc không?
    • Bạn thích nghe thể loại nhạc nào?
    • Bạn có thể kể cho mình biết tên một số bài hát bạn hay nghe?
    • Bạn thích nhất bài nào?
    • Tại sao bạn thích dòng nhạc này?
    • ....
  • Người trả lời phỏng vấn cần bám sát câu hỏi và trả lời chân thực:
    • Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong đời tôi
    • Mình thích nghe nhạc trẻ
    • Mình hay nghe những bài hát như: (liệt kê tên các bài hát)
    • Mình thích nhất là nghe bài hát:.... (tên bài hát và tên người hát bài hát)
    • Nghe dễ hiểu, gần gũi với suy nghĩ của mình và thư giãn sau những giờ học...
    • .....

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Hỏi đáp về bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF