YOMEDIA
NONE

Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh - Ngữ văn 11


Bài giảng hôm nay sẽ đưa các em đến với tình cha con tốt đẹp được thể hiện qua Cha con nghĩa nặng. Mong rằng, các em sẽ nắm được dụng ý về nội dung cũng như về nghệ thuật được tác giả gởi gắm qua đoạn trích. Chúc các em có thêm một bài giảng hay và ý nghĩa.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958), tên thật là Hồ Văn Trung, quê ở xã Bình Thành, huyện Kiến Hòa, Định Tường
  • Thuở nhỏ học chữ Nho, sau học Quốc ngữ
  • Ông làm việc nhiều nơi: Sài Gòn, Bạc Liêu, Cà Mau... Do đó ông hiểu kĩ cuộc sống và con người Nam bộ
  • Ông góp phần tích cực vào hình thành thể loại tiểu thuyết của dân tộc ta trong chặng đường phôi thai đầu tiên

b. Đoạn trích

  • Xuất xứ: Thuộc nửa sau chương IX của tiểu thuyết
  • Bố cục: 3 phần
    • Tâm trạng tuyệt vọng của Trần Văn Sửu trên cầu Mê Tức
    • Cuộc gặp gỡ của hai cha con trên cầu Mê Tức
    • Hai cha con trở lên Phú tiên
  • Chủ đề: Ca ngợi tình cha con

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nhân vật Trần Văn Sửu

  • Là một nông dân cần cù, chất phác, nhưng Sửu gặp phải người vợ thiếu chung thủy, Ông lỡ tay phạm vào tội giết vợ khiến gia đình tan nát, ông phải trốn đằng đẵng 11 năm trời.
  • Trong những năm trốn chạy, ông Sửu không nguôi ân hận về việc làm của mình, đồng thời trĩu nặng nỗi nhớ thương con.
  • Ông liều cải trang về gặp con, và phải đối diện với mâu thuẫn đau lòng: Tình cha thương con và hạnh phúc của con.
    • Cuối cùng ông chấp nhận bỏ đi biệt xứ, chấp nhận mọi khổ đau, thậm chí tìm đến cái chết
    • Khi gặp được con, ông hiểu rõ lòng con thương và hiểu cho mình, ông vẫn một mực đòi ra đi để giữ trọn hạnh phúc và yên ổn lâu dài cho con.

⇒ Là một con người bất hạnh, nhưng ông chính là tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người lao động bình dị, nhân hậu, chất phác, giàu tình cảm, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời, thậm chí cả mạng sống  để bảo toàn cho hạnh phúc lâu dài của những đứa con

b. Nhân vật Tí

  • Tuy được ông ngoại nuôi dạy nên người nhưng mồ côi mẹ, cha trốn chạy, một đứa em bị chết → Một cuộc đời côi cút, bơ vơ, rất đáng thương
  • Trước sự éo le của cuộc đời, Tí đã nhanh chóng giải tỏa mâu thuẫn bằng những hành động, ý nghĩ, lời nói thiết thực khá thông minh và sâu sắc:
    • Tí chạy theo cha, cứu được cha ra khỏi hành động tiêu cực
    • Khi gặp người cha xa cách mười năm, Tí đã "ôm cha khóc hồi lâu" khiến người cha vô cùng xúc động, hạnh phúc → làm vợi đi nỗi đau, an ủi người cha bất hạnh không nguôi khao khát được gặp mặt con...
    • Trong câu chuyện với cha, Tí đã từng bước giảng giải, thuyết phục được cha nghe theo mình để được chăm sóc cha

⇒ Là một người con rất mực thương cha, đã sẵn sàng tạm gác hạnh phúc riêng để giải tỏa nỗi đau cho cha, chăm sóc, an ủi cha trong thử thách đầy khó khăn của cuộc đời.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Thể hiện vẻ đẹp của lòng hiếu thảo và tình thương con, khẳng định những tình cảm tốt đẹp này là bài học đạo lí của muôn đời
    • Nghệ thuật

      • Tạo tình huống căng thẳng, mâu thuẫn được đẩy lên qua lời thoại
      • Ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ

2. Soạn bài Cha con nghĩa nặng 

đoạn trích diễn đạt thành công tình cảm thiêng liêng của con người, đó là tình cha con. Sau khi vô tình giết vợ và bỏ trốn, Trần Văn Sửu phải luôn luôn đối mặt với pháp lí và đạo lí. Pháp lí thì có thể tránh được sự truy nã nhưng đạo lí thì không trốn được tình phụ tử. Lẩn trốn cả đời thì lỗi đạo làm cha, còn trở về có thể nguy hiểm đến tính mệnh. Cuối cùng Trần Văn Sửu đã mạo hiểm trở về. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt khi học văn bản này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Cha con nghĩa nặng.

3. Hỏi đáp về bài Cha con nghĩa nặng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

4. Một số bài văn mẫu về Cha con nghĩa nặng

Hồ Biểu Chánh là một trong số những cây bút đặt nền móng quan trọng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trước khi Tự Lực Văn Đoàn xuât hiện (1932), Hồ Biểu Chánh đã cho ra mắt bạn đọc hơn 20 cuốn tiểu thuyết và sau này là hơn 60 cuốn tiểu thuyết. Ông là một tác giả quen thuộc của người dân Nam Bộ. Tiểu thuyết của ông chẳng những đã phản ánh một phong cách phong phú và chân thật cuộc sống của nhân dân Nam bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời. Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng đã nêu bật tình cảm sâu sắc xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí. Để dễ dàng lập được dàn ý và viết một bài văn hoàn chỉnh, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF