YOMEDIA
NONE

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều


Tiếp nối chủ đề Bài 3: Truyện, HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân thuộc sách Cánh diều dưới đây. Thông qua bài giảng sẽ giúp các em sẽ nhận biết, phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung và hình thức của thể loại truyện ngắn. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Tuân

a. Cuộc đời:

- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội.

- Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

- Nguyễn Tuân trưởng thành trong một nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.

- Ông sinh ra trong thời kì nước mất nhà tan thế nên Nguyễn Tuân đã ý thức rất sớm về lòng yêu quê hương, đất nước.

Nguyễn Tuân - Cây bút “tiên phong” trong nền văn học Việt

Nguyễn Tuân - Cây bút “tiên phong” trong nền văn học Việt

(1910 – 1987)

 

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kì cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

- Tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

- Văn bản Chữ người tử tù thuộc thể loại: truyện ngắn.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời:

- Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

c. Bố cục đoạn trích:

- Phần 1 (từ đầu … “rồi sẽ liệu”): Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Huấn Cao và thầy quản ngục.

- Phần 2 (tiếp theo … “trong thiên hạ”): Viên quản ngục mong được Huấn Cao cho chữ.

- Phần 3 (phần còn lại): Cảnh cho chữ trong ngục.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Truyện ngắn Chữ người tử tù được trích trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân. Huấn Cao là một tử tù nhưng có tài viết chữ rất đẹp. Vì vậy mà ông nhận được sự biệt đãi đặc biệt của viên quản ngục dành cho mình. Viên quản ngục và thầy thơ rất trân trọng và say mê nét chữ của Huấn Cao nhưng Huấn Cao lại không thích nhận được sự biệt đãi của người khác. Huấn Cao vốn dĩ tỏ thái độ khinh miệt người quản ngục nhưng cho đến khi hiểu được tấm lòng thành kính của người đó thì Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Trong đêm khuya hiện lên cảnh ba con người chụm đầu vào trong một không gian ẩm mốc, tù túng. Người tử tù phóng những nét chữ tuyệt đẹp và hai người còn lại thì khúm núm chờ đợi. Huấn Cao không chỉ có thiên lương trong sáng mà ông còn trân trọng thiên lương của người khác. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ được lương tâm trong sạch, lương thiện. Huấn Cao vừa là một người anh hùng khi dám đứng lên chống lại triều đình thối nát lúc bấy giờ, lại là một người có tài năng, có thiên lương trong sạch rất đáng ngưỡng mộ.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tình huống truyện

-  Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường:

+ Viên quản ngục- kẻ đại diện cho quyền lực tăm tối nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa.

+ Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến.

Nhận xét: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, kịch tính, có ý nghĩa đối đầu giẵ cái đẹp cái thiên lương >< quyền lực tội ác. → cái đẹp, cái thiên lương đã thắng thế.

- Về không gian: thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở những nơi thư phòng, sạch sẽ, không gian của học thuật. Nhưng ở đây, người ta cho nhau chữ trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.

-  Về thời gian: khác với mọi khi, người ta thường hay cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp thì ở đây, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người ta lại cho chữ vào ban đêm một cách gấp rút, vội vã, như đang chạy đua với thời gian, khẩn trương, gấp rút để tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng.

1.2.2. Nhân vật viên quản ngục

a. Tính cách:

- Kẻ say mê chơi chữ đến kỳ lạ.

- Kiên trì nhẫn nhại, công phu, quyết xin chữ cho bằng được.

- Suốt đời chỉ có một ao ước: Có được chữ Huấn Cao mà treo trong nhà ...

- Có sở thích cao quí đến coi thường cả tính mạng sống của mình:

+ Muốn chơi chữ Huấn Cao.

+ Dám nhờ Thơ lại xin chữ.

+ Đối đãi đặc biệt với tử tù.

Nhận xét: Đó là cuộc chạy đua nguy hiểm, nếu lộ chuyện quản ngục chắc chắn không giữ được mạng sống.

 

b. Thái độ khi gặp Huấn Cao:

- Lần đầu: Bí mật sai thầy Thơ dâng rượu thịt đều đều.

- Lần hai: Nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng bị Huấn Cao miệt thị, xua đuổi, mà vẫn ôn tồn, nhã nhặn.

Mục đích: Muốn xin chữ của Huấn Cao.

- Chọn nhầm nghề: Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc, thì hắn lại có tính cách dịu dàng...biết trọng người ngay.

- Hoàn cảnh: Một tâm hồn nghệ sỹ tài hoa đã lạc vào chốn nhơ bẩn. Tuy làm nghề thất đức nhưng có một tâm hồn.

Nhận xét: Trong xã hội phong kiến suy tàn, chốn quan trường đầy rẫy bất lương vô đạo, Quản ngục đúng là một con người Vang bóng.

- Một tấm lòng trong thiên hạ…. một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luận đều hỗn loạn xô bồ.

Kết luận: Ông là người biết phục khí tiết, biết qúi trọng người tài và yêu quí cái đẹp - một tấm lòng Biệt nhỡn liên tài.

1.2.3. Nhân vật Huấn Cao

a. Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục:

- Tình huống oái oăm: cuộc kỳ ngộ đầy kịch tính giữa tên người viết chữ đẹp và người chơi chữ. Họ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu: Nhà ngục.

- Xét trên bình diện xã hội: Họ là kẻ thù của nhau. Xét trên bình diện nghệ thuật: Họ là tri âm tri kỷ.

- Thời gian, không gian:

+ Lúc nửa đêm, trong nhà tù, vài canh giờ cuối cùng trước lúc ra pháp trường.

+ Trong không gian chật hẹp, ẩm ướt, tối tăm, bẩn thỉu, khói bốc nghi ngút, dưới ánh sáng của ngọn đuốc tẩm dầu là hình ảnh 3 cái đầu chụm lại. Một người tù cổ mang gông chân vướng xiềng đang tô đậm những nét chữ trên vuông lụa trắng tinh, cạnh viên quản ngục khúm núm, thầy thơ lại run run.

=> Là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

+ Bởi việc cho chữ diễn ra trong nhà ngục bẩn thỉu, tối tăm, chật hẹp.

+ Bởi người nghệ sỹ sáng tạo trong lúc cổ mang gông, chân vướng xiềng ...

+ Bởi người tử tù lại ở trong tư thế bề trên, uy nghi, lồng lộng. Còn kẻ quyền uy lại khúm núm run run, kính cẩn, vái lạy.

→ Tác giả dựng lên thật đẹp nhóm tượng đài thiên lương với bút pháp tài năng bậc thầy về ngôn ngữ.

Kết luận: Trong chốn ngục tù ấy cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đã chiến thắng và toả sáng. Đây là việc làm của kẻ chi âm dành cho người tri kỷ, của một tấm lòng đền đáp một tấm lòng. Cái tâm đang điều khiểm cái tài, cái tâm cái tài đang hoà vào nhau để sáng tạo cái đẹp.

Cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

Cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

 

b. Tư tưởng tác phẩm:

Dù thực tại có tối tăm tàn bạo đến đâu cũng không thể tiêu diệt được cái đẹp. Cái đẹp bất khả chiến bại. Niềm tin mãnh liệt thuộc về chủ nghĩa nhân văn sáng giá của nghệ thuật Nguyễn Tuân, đó là một lối sống, một nhân cách, một mẫu người.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao – một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.

- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.

- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

Bài tập minh họa

Điều em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện Chữ người tử tù là gì? Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ”“thú chơi chữ" như thế nào? 

 

Phương pháp giải:

- Đọc lại toàn bộ tác phẩm, nêu được chủ đề chính và phục của tác phẩm.

- Đưa ra quan niệm của tác giả về “chữ” “thú chơi chữ".

 

Lời giải chi tiết:

- Điều tâm đắc: Quan niệm về cái đẹp và cái thiện của nhà văn Nguyễn Tuân: Cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác.

- Quan niệm về nghệ thuật của Nguyễn Tuân: Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời ông cũng thể hiện tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống. Chữ là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca. Những người chơi chữ là những người yêu cái đẹp và cao quý không phân biệt họ có địa vị gì trong xã hội.

Lời kết

Học xong bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, các em cần nắm:

- Nhận biết, phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung.

- Nhận biết và phân tích được hình thức của thể loại truyện ngắn.

Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều

“Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
  • Soạn văn tóm tắt Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Hỏi đáp bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Truyện ngắn Chữ người tử tù đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao - một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó khẳng định tình yêu với cái đẹp của tác giả. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON