YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 59 - Ngữ văn 10 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Khi tạo lập văn bản, để giải thích thêm ý cho câu văn hoặc cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh, các em có thể sử dụng linh hoạt biện pháp chêm xen và liệt kê. HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài học Thực hành tiếng Việt trang 59 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây nhằm giúp các em có thêm kiến thức về các biện pháp này đồng thời áp dụng phân tích tác dụng của chúng trong các trường hợp cụ thể. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Biện pháp chêm xen

- Chêm xen là xen một từ, một cụm từ vào câu nhằm giải thích, thêm ý cho câu hoặc hướng tới mục đích tu từ.

- Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn. 

- Tác dụng: giúp giải thích, bổ sung thông tin cho câu văn, giúp lời văn lời thơ trở nên giàu ý nghĩa, có tính thẩm mĩ.

- Ví dụ minh họa:

” Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
( Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy)

( Anh vô tình anh chẳng biết điều/ Tôi đã đến với anh rồi đấy) là thành phần chêm xen nhằm thêm ý cho hai câu thơ trên đầy đủ nghĩa hơn.

1.2. Biện pháp liệt kê

- Liệt kê là nêu một chuỗi yếu tố cùng loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.

- Thông thường các từ liệt kê cách nhau bằng dấu phẩy hoặc chấm phẩy.

- Tác dụng: giúp cung cấp thông tin, thể hiện cái nhìn, cảm xúc của người viết.

- Ví dụ minh họa:

"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân và non sông, đất nước ta."

Trong câu văn trên, tác giả đã sử dụng phép liệt kê để nói lên ông lao của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước Việt Nam. Các từ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông, đất nước ta được liệt kê tăng hiệu quả biểu cảm đồng thời ngắn gọn, súc tích, thu hút người đọc.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép chêm xen trong đoạn thơ sau:

"Cô bên nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)"

(Trích Quê hương – Giang Nam)

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung biện pháp chêm xen trong bài học

- Chú ý các dấu hiệu nhận biết 

Lời giải chi tiết:

- Các thành phần chêm xen có trong đoạn thơ là:

+ (có ai ngờ)

+ (thương thương quá đi thôi)

- Tác dụng của biện pháp chêm xen trong đoạn thơ của Giang Nam:

+ Thành phần chêm xen (có ai ngờ) bổ sung thêm về thái độ bất ngờ của tác giả trước sự việc cô bé nhà bên mới ngày nào còn là một cô bé con nay đã là một cô du kích.

+ Thành phần chêm xen (thương thương quá đi thôi) là tình cảm trìu mến của tác giả dành cho cô bé nhà bên.

Bài tập 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong đoạn văn sau:

"Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đâu, rễ tía, hai bên nào ông thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai… ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.(…) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (…)."

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung biện pháp liệt kê trong bài học

- Chú ý các dấu hiệu nhận biết 

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn văn trên, ta thấy được tác giả đã sử dụng phép liệt kê để kể tên hàng loạt các từ có cấu tạo chung, đó là các danh từ như: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật đè mở, trầu vắng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.

Việc kể tên hàng loạt các đồ vật trên, giúp cho câu văn tạo sự hấp dẫn cho người đọc, người nghe. Hơn hết, với việc liệt kê hàng loạt cho người đọc, người nghe có thể thấy được sự giàu sang, phú quý của tên quan phụ mẫu. Như vậy, cho thấy tác dụng phép liệt kê đối với việc diễn đạt câu.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 59, các em cần:

+ Nắm các đặc điểm, dấu hiệu nhận biết biện pháp chêm xen và liệt kê

+ Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen và liệt kê trong các trường hợp cụ thể

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 59 Ngữ văn 10 KNTT

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 56 sẽ giúp các em nắm được các đặc điểm, dấu hiệu nhận biết biện pháp chêm xen và liệt kê, từ đó áp dụng vào viết văn bản và giải bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt trang 59 Ngữ văn 10 KNTT

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON