YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50 - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Khi phát ngôn, nhằm tránh sự lặp lại của từ ngữ và tạo ấn tượng, liên kết chặt chẽ các ý người ta thường sử dụng biện pháp tỉnh lược và một số phép tu từ khác. Nhằm giúp các em sử dụng linh hoạt và hiệu quả các phép tu từ trong phát ngôn, HOC247 đã tổng hợp bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 50 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Chúc các em có những bài văn thật hay!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Tỉnh lược

- Khái niệm: Tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một hoặc một số thành phần nào đó của một phát ngôn nhằm tránh lặp lại chúng trong phát ngôn khác. Yếu tố tỉnh lược có thể là bất cứ thành phần nào đó của phát ngôn.

- Tác dụng:

+ Chính nhờ sự lược bỏ này mà các phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tránh lặp từ vựng và lặp nghĩa (không dùng yếu tố đồng nghĩa hay đại từ). 

1.2. Một số biện pháp tu từ

1.2.1. So sánh

- Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Tác dụng: giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.

1.2.2. Nói quá

- Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

- Tác dụng: giúp nhấn mạnh ý, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho bài văn.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

- Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

- Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

Trả lời:

 

Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược

Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu

Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

+ Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

+ Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

+ Dùng đoạn tóm tắt nội dung bị tỉnh lược

 

+ Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

+ Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

 

+ Phần đầu tiên của văn bản (ví dụ trang 38): (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc…).

+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40)

+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây…).

Gặp Ka-ríp và Xi-la

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược

+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 44: lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) …)

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.

 

 

 

 

Câu 2: Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?

Trả lời:

Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn  cho người đọc là:

- Người đọc không nắm được tổng thể văn bản, khó hiểu văn bản.

- Người đọc sẽ không có cái nhìn toàn diện về thông điệp mà văn bản gửi gắm.

Câu 3: Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.

Trả lời:

- Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn bốn lần.

- Các trích dẫn ấy đều được chú thích rõ ràng (dẫn trực tiếp lời nói của người viết và để chúng trong ngoặc kép).

- Dẫn chứng: Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu cho biết: “Chiều dài ngôi nhà dài của người Ê-đê cho thấy chủ nhân của nó thịnh vượng đến mức nào...”

Câu 4: Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

Trả lời:

Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:

Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế? (Trích sử thi Đăm Săn).

Trả lời:

- Biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn trên:

+ “Uống không biết say ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”. Nói quá như vậy nhấn mạnh niềm vui mừng chiến thắng của anh hùng Đăm Săn

+ “Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm” nhằm nhấn mạnh không khí vui mừng của cả con người và con vật trước chiến thắng của Đăm Săn.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài soạn. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Từ việc đọc hai văn bản sử thi trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất của người anh hùng sử thi, trong đó có đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản hoặc chú thích trích dẫn.

Trả lời:

Nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm của các tác phẩm sử thi. Người anh hùng sử thi hội tụ rất nhiều phẩm chất đáng quý sức mạnh thể chất vượt trội, lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu phi thường…Và một phẩm chất đặc biệt không thể không kể đến đó là trí tuệ cao cả hơn người. Trí tuệ là khả năng nhận biết lí tính đạt đến độ nhất định. Trí tuệ của Ô-đi-xê được thể hiện qua những suy nghĩ, lời nói, hành động và ứng xử với mọi người. Ngay phần đầu, khi được cảnh báo về những hiểm nguy khi gặp các nàng Xi-ren, Ô-đi-xê đã bàn tính, lên kế hoạch với các bạn của mình về những hướng có thể xảy ra để biết đường ứng phó. Đúng như dự đoán, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió. Vị thủ lĩnh có cái nhìn xa trông rộng còn có những lời nói dịu ngọt động viên an ủi bạn mình khi gặp khó khăn. “(…) Các bạn ơi, chúng ta chẳng phải những người chưa qua thử thách. Tai họa đang chờ chúng ta chưa hẳn đã ghê gớm hơn hồi tên Xi-clop đem cả sức mạnh hung tàn của hắn nhốt chúng ta trong hang…”(Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê). Anh hùng Ô-đi-xê là một nhân vật có trí tuệ cao cả điển hình. Nhờ có trí tuệ đó mà chàng cùng những người bạn đồng hành có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất và vượt qua mọi khó khăn để trở về nhà.

Trong đó:

- Phần bị tỉnh lược: “(...)Các bạn ơi, chúng ta chẳng phải những người chưa qua thử thách. Tai họa đang chờ chúng ta chưa hẳn đã ghê gớm hơn hồi tên Xi-clop đem cả sức mạnh hung tàn của hắn nhốt chúng ta trong hang…” được đánh dấu bằng cách dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc đơn.

- Phần chú thích trích dẫn: (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 50 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON