YOMEDIA
NONE

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Ngữ văn 10

Hướng dẫn soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự s dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài kĩ hơn về bài học Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Mong rằng phần soạn bài sẽ giúp các em chuẩn bị bài chu đáo hơn, giúp các em có thêm nhiều kĩ năng cần thiết khi viết bài văn tự sự. Chúc các em có thêm những gợi ý soạn bài hay để tham khảo.

 

1. Tóm tắt nội dung bài 

Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

2. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:

a) Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10

  • Đoạn văn kể lại cuộc chiến đấu giữa Đam Săn với Mtao Mxây trong sử thi Đam Săn là một đoạn văn có sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm.
  • Nhờ các yếu tố này mà khung cảnh cũng như diễn biến của cuộc chiến hiện ra cụ thể sinh động tới từng chi tiết trong sự hình dung của người đọc. Các yếu tố miêu tả (những hình ảnh so sánh ví von) và biểu cảm (cảm xúc của các nhân vật cũng như của cộng đồng) đã làm cho cuộc chiến đấu trở nên hoành tráng và dữ dội. Cũng từ đó mà hình ảnh người anh hùng cũng được nâng bổng hơn lên.

b) Đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của nhà văn C. Pau-tốp-xki:

Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.

Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc là đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng tôi run rẩy.

(Theo C.Pau-tốp-xki, Lẵng quả thông trong Bình minh mưa, NXB Văn học, Hà Nội, 1984)

  • Ở đoạn trích truyện ngắn Lẵng quả thông:
    • Nội dung đoạn trích kể về nhân vật Gri - gơ bắt gặp cô bé con ông gác rừng đang nhặt nhạnh những quả thông bỏ vào trong lẵng. Trong đoạn trích có phần miêu tả cảnh rừng thu lá vàng.
    • Tác dụng: làm cho phong cảnh cụ thể, hấp dẫn và chan chứa tình cảm.

Câu 2: Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch…)

  • Các em tự làm.
  • Chú ý :
    • Học sinh không nên sa đà vào miêu tả và biểu cảm mà quên nhiệm vụ chính là phải viết một bài văn tự sự theo đề tài mà SGK yêu cầu.
    • Đây là một đề tài gần gũi. Các em nên cố gắng khai thác vốn sống của bản thân để viết cho chân thật.
    • Dưới đây là bài viết các em có thể tham khảo:

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3, 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm "cây nhà lá vườn": cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: "Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé".

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự để nắm chắc hơn nội dung bài học trước khi đến lớp. 

3. Hỏi đáp về bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON