YOMEDIA
NONE

Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên - Ngữ văn 10

Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn để có thêm những gợi ý đúng và thú vị cho câu trả lời những câu hỏi trong SGK ở phần Hướng dẫn học bài và luyện tập. Chúc các em có thêm một bài soạn hay và bổ ích.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử.
  • Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau.
  • Nghệ thuật lựa chọn sự kiện, tình tiết đặc sắc, xây dựng chân dung nhân vật

2. Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn chương trình chuẩn

Câu 1: Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước?

  • Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước:
  • Sách lược chống giặc phải linh hoạt, uyển chuyển, tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.
  • Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng, cho nên phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc,... đó chính là "thượng sách giữ nước".

→ Qua nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và biết lo cho dân.

Câu 2: Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?

  • Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa:
    • Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn: "Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải" . Ông dùng nó để thử lòng gia nô và hai đứa con nhằm phân định người hiền tài và kẻ bạc nhược, nhỏ nhen:
    • Trước câu trả lời của mỗi người thì Trần Quốc Tuấn lại có những thái độ và phản ứng khác nhau:
      • Đối với câu trả lời của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông cảm phục, khen ngợi
      • Đối với lời nói của Hưng Vũ Vương, Trần Quốc Tuấn không nói gì nhưng cũng ngầm cho là phải.
      • Nhưng đối với câu trả lời của Hưng Nhượng Vương thì Trần Quốc Tuấn lại nổi giận định tuốt gươm trừng trị. 
    • Qua những hành động của Trần Quốc Tuấn, ta có thể thấy:
      • Ông là một con người trọng hiền tài, thể hiện ngay qua việc ông trưng cầu ý kiến của hai bậc bề tôi là Yết Kiêu và Dã Tượng.
      • Là người luôn trăn trở về vận nước.
      • Là một người cha nghiêm khắc, có những cách giáo dục con hiệu quả, đáng ngưỡng mộ.

Câu 3: Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra sự khéo léo trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật của tác giả (nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào?)

  • Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm về nhân cách của Trần Quốc Tuấn:
    • Lòng trung quân ái quốc :
      • Thể hiện ở tinh thần yêu nước dâu sắc và ý thức trách nhiệm của công dân đối với vận mệnh quốc gia ( đánh giặc, hiến kế giữ nước…)
      • Khi bị buộc lựa chọn giữa “hiếu” “trung”, ông đã đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu để lựa chọn
      • Ông là người có đức độ lớn lao: luôn kính cẩn giữ mình làm tôi, không lạm dụng chức quyền…

→ Là vị tướng anh hùng, đầy tài năng và mưu lược: từng lập nên “công nghiệp hiếm có”, trình bày với vua về thời thế, cách đánh giặc, vận dụng sức mạnh nhân dân → tầm nhìn của một vị tướng tài ba.

  • Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật:
    • Tác giả khéo léo khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách. Từ quan hệ với nước (câu nói nổi tiếng "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng"), với vua đến quan hệ với dân (khi sống nhắc nhở vua "khoan sức dân", khi chết hiển linh phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài), từ quan hệ đối với con cái (nghiêm khắc giáo dục) đến quan hệ đối với bản thân (khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa), ... Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là một mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài. Ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.

Câu 4: Anh (chị ) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?

  • Nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích: 
    • Đoạn trích kể về cuộc đời nhân vật theo lối đảo ngược thời gian: bắt đầu từ mốc Hưng Đạo Vương ốm nặng → ngược dòng thời gian kể về xuất thân, tài mạo, hoàn cảnh gia đình ...
    • Cách kể chuyện ngắn gọn, cô đọng, tự nhiên và hấp dẫn đồng thời giải quyết được những vấn đề có ý nghĩa then chốt về lịch sử: nhân vật là ai, có đặc điểm gì, có đóng góp gì ... Nhân vật được khắc họa sinh động ⇒  đặc trưng lối sử kí "văn sử bất phân".
    • Song song với kể, người viết xen vào những nhận xét khéo léo để định hướng cho người đọc.

→ Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện, mang lại hiệu quả cao. Nó giúp người đọc tiếp nhận một cách hứng thú những gì mà nhà viết sử muốn truyền tải.

Câu 5: Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh “Tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì?

A. Cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa

B. Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hóa ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giữ nước.

C. Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân yêu nước và khí phách anh hùng của ông - những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người.

Gợi ý:

  • Ý (A): "cho thấy tín nqưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xa" là không đúng.
  • Cả hai ý (B), (C): "Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thẩn thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành tliần lỉnh để giúp dân, giúp nước" "Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dán, yêu nước và khí phách anh hùng của ông - những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người" đều đúng.
  • Chọn ý (D): “ý kiến khác" để đưa ra nhận xét tổng hợp và những ý kiến mang tính sáng tạo của bản thân, có thể liên hệ tới việc nhiều nơi hiện nay có đền thờ Hưng Đạo Vương, nhân dân tôn kính gọi Trần Quốc Tuấn là "Đức Thánh Trần".

Các em có thể tham khảo bài giảng Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn để nắm vững hơn nội dung trọng tâm kiến thức bài học.

3. Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn chương trình Nâng cao

Câu 1: Để nắm được chủ đề ca ngợi công đức của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cần đọc kĩ văn bản tìm hiểu các sự kiện, nhận xét sau:

a. Hưng Đạo Đại Vương trả lời vua Anh Tông về "kế sách" giữ nước.

b. "Ông kính cẩn giữ tiết làm tôi vậy đấy".

c. "Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất như thế đấy".

d. "Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước".

e. "Ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy".

Tương ứng với các sự kiện, nhận xét trên, nhà làm sử đã nêu ra các lời nói, việc làm của nhân vật lịch sử để chứng minh. Hãy kể lại các lời nói, việc làm của Hưng Đạo Đại Vương để làm sáng tỏ tài năng, đức dộ của ông và nhận xét về tính chất tiêu biểu của các chi tiết ấy.

Gợi ý:

​a. Hưng Đạo Đại Vương trả lời vua Anh Tông về "kế sách" giữ nước: Ngày xưa Triueej Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế "thanh dã", đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánhúp phía sau....

b. "Ông kính cẩn giữ tiết làm tôi vậy đấy": Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào.

c. "Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất như thế đấy": Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lạ phải làm sao cho mau mục.

d. "Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước": Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu....

e. "Ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy": Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi"...

Câu 2: Đây là đoạn văn trích từ Đại Việt sử kí toàn thư, một cuốn sử biên niên, ghi lại sự kiện theo ngày tháng năm của lịch sử. Song đối với mỗi nhân vật lịch sử, sau khi chết, nhà viết sử lại khẳng định nhân cách, lẽ sống của nhân vật đó qua hàng loạt chi tiết, sự việc, hành động đã được chọn lọc theo tinh thần "cái quan định luận". Cần lưu ý, Trần Hưng Đạo là bậc danh tướng, từng hai lần đánh quân Mông - Nguyên, thắng trận Bạch Đằng. Tuy vậy, ở đoạn trích này, sử gia không nhắc lại các chiến công đó. Theo anh (chị), cách viết đó của nhà sử học có dụng ý gì?

Gợi ý:

  • Các em có thể trả lời theo cách hiểu riêng của bản thân.

Câu 3: Phân tích hình tượng Trần Hưng Đạo (cách cư xử với vua, với nước, với cha, với con). Sử gia hình dung uy lực của Hưng Đạo Đại Vương sau khi chết ra sao?

Gợi ý:

  • Qua bài viết, tác giả Ngô Sĩ Liên đã xây dựng thành công một hình tượng đẹp đẽ về người anh hùng văn võ song toàn. Những câu chuyện phản ánh cách ứng xử của Trần Hưng Đạo đối với nhà vua, với các tướng lĩnh, với người thân và những mẩu chuyện nhỏ về đời riêng đã thể hiện tính cách và phẩm chất quý báu của ông.

  • Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc hoạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

  • Phẩm chất nổi bật nhất của Trần Quốc Tuấn là lòng trung quân ái quốc. Lòng trung quân của ông thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao đối với sơn hà xã tắc. Khi được nhà vua hỏi về việc chống giặc: Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc sang xâm lược thì kế sách như thế nào? Thì Hưng Đạo Đại Vương đã hiến những kế sách đúng đắn và sáng suốt.

  • Bị đặt vào tình thế mâu thuẫn gay gắt giữa hiếu và trung, nhưng Trần Quốc Tuấn đã dặt chữ trung lên trên chữ hiếu, nợ nước lên trên tình nhà. Hay nói khác đi, ông đã không thực hiện đạo hiếu một cách cứng nhắc. Trung cũng như hiếu ở Trần Quốc Tuấn đều được chi phối bởi nghĩa lớn là trách nhiệm đối với đất nước.

  • Vì thiết tha với vận mệnh đất nước nên Hưng Đạo Đại Vương luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên quyền lợi của bản thân và gia đình. 

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Từ những chi tiết trong đoạn trích, anh (chị) hãy tóm tắt lại câu chuyện về Trần Quốc Tuấn (không quá 20 dòng)

Câu 2: Sưu tầm những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông (từ các tài liệu sử, tài liệu văn học, các giai thoại dân gian).

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Từ những chi tiết trong đoạn trích, tóm tắt lại câu chuyện về Trần Quốc Tuấn

  • Chú ý: Khi tóm tắt đoạn trích cần thể hiện đầy đủ những khía cạnh:
    • Lòng trung với vua, với nước (trong những tình huống có thử thách), về tài năng, đức độ (lòng thương dân, sự quan tâm chăm lo cho tướng sĩ, sự khiêm tốn VÀ cẩn trọng) của Trần Quốc Tuấn.
  • Các em có thể tham khảo các ý sau:
    • Khi Hưng Đạo Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách chống giặc. Đại Vương kể khắp xưa nay rồi nói: muốn thắng trận phải tùy thời mà tạo thế. Điều cốt yếu là có một đội quân một lòng như cha con. Vả lại phải lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của đấng quân vương.
    • Quốc Tuấn có tư chất từ nhỏ. Lớn lên dung mạo khôi ngô, tuấn tú, tài trí hơn người. Trước khi mất, cha ông dặn phải lấy cho được thiên hạ. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải. Sau ông đem chuyện ấy kể cho gia nô và hai người con trai nghe để phân định người hiền tài, kẻ bạc nhược nhỏ nhen.
    • Quốc Tuấn có công lớn, vua ban thưởng, gia phong là Thượng Quốc Công. Vua còn cho phép ông được quyền phong tước cho người khác. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai.
    • Quốc Tuấn từng soạn sách để kêu gọi, khích lệ binh tướng xả thân cứu nước giúp vua. Ông lại khéo tiến cử rất nhiều người hiền tài cho đất nước.
    • Là người từng ra quân hàng trăm trận, lập nên công nghiệp hiếm có, tiếng vang còn truyền đến tận mai sau.

Câu 2: Sưu tầm những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông:

  • Các em sưu tầm từ sách báo, hay những tư liệu khác theo sự hướng dẫn của các thầy cô.

5. Một số bài văn mẫu về bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Để hiểu hơn về văn bản Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

6. Hỏi đáp về bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE

Soạn văn liên quan

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF