Để hiểu hơn về tác giả Nguyễn Trãi cũng như chuẩn bị bài được chu đáo hơn trước khi đến lớp, Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi. Mong các em sẽ có được những kiến thức trọng tâm và của bài học và có thêm một tiết học tích cực trên lớp.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Nắm được một số nội dung về cuộc đời và con người của Nguyễn Trãi
- Tấm lòng yêu nước, thương dân
- Chịu oan thiên thảm khốc dưới thời phong kiến
- Là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất
- Là một danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc
- Một số nội dung về sự nghiệp thơ văn và giá trị thơ văn của ông
2. Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi chương trình chuẩn
Câu 1: Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?
- Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại vì:
- Vào cuối thế kỉ XIV: tình hình đất nước rối ren, nhà Hồ lật đổ nhà Trần, quân Minh xâm lược nước ta. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra – là biểu tượng của phong trào đấu tranh của dân tộc.
- Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những ngày đầu tiên, như là vị quân sư số 1, giúp Lê Lợi vạch chiến lược tiêu diệt kẻ thù xâm lược, giữ trọng trách về ngoại giao, chính trị. Ông cùng Lê Lợi chỉ huy và đốc chiến nhiều trận chiến quan trọng: trận Chi Lăng – Xương Giang…
- Khi Lê Lợi làm vua, đất nước yên ổn: Ông là người đi đầu trong công cuộc tái thiết nước nhà, một mực trung hiếu cho đến khi phải chịu oan án. Tư tưởng chính trị mà ông suốt đời phấn đấu và phụng sự hết mình là tư tưởng nhân nghĩa mà cái nền tảng chính là tình yêu nước và lòng thương dân.
→ Với những đóng góp ấy, Nguyễn Trãi xứng đáng là một trong những nhân vật vĩ đại trong lịch sử nước ta.
Câu 2: Anh (chị) đã đọc những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi? Hãy giới thiệu sơ lược một vài tác phẩm tiêu biểu
- Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi : Côn Sơn ca, Bạch Đằng hải khẩu, Đại cáo Bình Ngô, Cảnh ngày hề, Cây chuối, Dục Thúy Sơn, Tùng, thư lại dụ Vương Thông lần nữa….
- Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu :
- Côn sơn ca: là khúc ca về bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, cảnh trí Côn Sơn với tác giả như là người bạn tâm giao. Âm điệu khỏe khoắn, thảnh thơi, song cơ bản, âm hưởng chủ đạo vẫn là tiếng thở dài bi thiết về kiếp nhân sinh.
- Cây chuối: thể hiện cốt cách đa tình của người thi sĩ. Nó là một thứ tình yêu nhưng tình yêu cấy chẳng qua chỉ là một chút hương xuân, hương lòng thầm kín mà thôi.
- Cảnh ngày hè: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước, lòng thương dân của Nguyễn Trãi…
Câu 3: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ mà anh (chị) cảm nhận sâu sắc nhất.
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ đã học
- Chọn hai câu thơ cuối trong bài thơ “Cảnh ngày hè”:
“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
- Trước hai câu thơ trên, bạn đọc đã thấy được bức tranh thiên nhiên với những sắc màu, hình ảnh, từ bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả đã thể hiện, bộc bạch rõ lòng mình hơn qua hai câu thơ cuối. Hai câu thơ cuối thổi bùng khát vọng của người anh hùng đầu bạc mà vần vẹn tấm lòng son (Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/Dân giàu đủ khắp đòi phương)
- Một sự giản dị, thanh cao, đã được thể hiện với mong ước không dành cho riêng mình. Giữa thiên nhiên hương sắc ấy, Nguyễn Trãi không hề mong muốn hưởng thụ thú nhàn tản. Ông không phải con người chỉ chăm chăm giữ lấy sự trong sạch cho riêng mình theo triết lí nhà Nho “độc thiện kì thân”. Ở sâu thẳm tâm hồn ông vẫn là nồi niềm “ưu quốc ái dân”, là khát khao hành động của một con người trọn đời vì lợi ích của nhân dân. Tinh thần Nguyễn Trãi vẫn không hề nhụt giảm, vẫn còn nung nấu hoài bão cống hiến cho đất nước thái bình thịnh trị như thời Đường Ngu — xã hội thịnh trị lí tưởng theo quan niệm nho gia. Giản dị thay và cũng cao cả thay sáu chữ đúc kết tấm lòng Nguyễn Trãi hướng về nhân dân, Quả thật, riêng ông trong hoàn cảnh bấy giờ có nhiều nỗi buồn, nhưng bản chất tâm hồn Nguyễn Trãi luôn “trong sáng và đầy sức sống” (lời cố thủ tuớng Phạm Văn Đồng). Tâm hồn ấy chỉ cháy bỏng niềm mong ước đem lại cho nhân dân cuộc sống giàu đủ. Niềm mong mỏi nhân dân “khắp nơi không một tiếng hờn giận oán sầu” chính là minh chứng cho nhân cách trong sáng tuyệt vời của Nguyễn Trãi.
Câu 4: Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi.
- Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi:
- Về nội dung: Thơ văn mang tin thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa
- Về nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn của ông là một cố gắng Việt hóa thơ Đường luật
- Sử dụng nhiều từ thuần Việt
- Vận dụng thành công tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi để nắm vững hơn nội dung bài học.
3. Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi chương trình Nâng cao
Câu 1: Cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện quan trọng nào? Phân tích các sự kiện thể hiện con người và tầm vóc vĩ đại của ông.
Gợi ý:
- Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và ra làm quan cho nhà Hồ.
- Sau đó, Nguyễn Phi Khanh bị bắt, Nguyễn Trãi theo cha sang Trung Quốc nhưng nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã quay về và bị giặc bắt ở Đông Quan. Ông bỏ trốn và tìm theo Lê Lợi, trở thành quân sư số một của Lê Lợi.
- Năm 1429, Nguyễn Trãi bị bắt vì Lê Lợi nghi Trần Nguyên Hãn mưu phản.
- Từ 1429 - 1439, Nguyễn Trãi chỉ được giao những chứ nhàn quan, không có thực quyền.
- Năm 1439, Nguyễn Trãi xin cáo quan vể ở Côn Sơn, nhưng mấy tháng sau lại được mời ra làm quan.
- Ba năm sau, Nguyễn Trãi bị dính vào vụ án Lệ Chi Viên.
Câu 2: Nêu những đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi cho văn hóa dân tộc.
Gợi ý:
- Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc hiếm có. Ông đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về các mặt quân sự, văn hóa, văn học.
- Về quân sự và chính trị, Nguyễn Trãi có Quân trung từ mệnh tập; Đại cáo bình Ngô;
- Về lịch sử có các tác phẩm Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng.
- Về địa lí: Dư địa chí
- Về văn học: Ức Trai thi tập, tập thơ chữ Hán và Quốc âm thi tập, tập thơ chữ Nôm.
Câu 3: Phân tích những biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi. (Kết hợp với kiến thức đã học về các tác phẩm như Cảnh ngày hè, Đại cáo bình Ngô, Thư dụ Vương Thông lần nữa để trả lời câu hỏi).
Gợi ý:
- Nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân.
- Trước cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Trãi đã thoát khỏi tư tưởng trung hiếu nhỏ hẹp, đặt lòng yêu nước, thương dân lên trên hết.
- Yêu nước gắn với thương dân, việc nhân nghĩa nhằm làm cho nhân dân được sống yên ổn - đó là tư tưởng chủ đạo suốt đời của Nguyễn Trãi.
- Thơ Nguyễn Trãi tràn đầy tình yêu thiên nhiên. Hiếm có nhà thơ nào yêu quý, nâng niu cảnh vật thiên nhiên như ông.
- Đối với ông, thiên nhiên là bầu bạn, là gia đình ruột thịt.
Câu 4: Tại sao nói Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thi ca tiếng Việt?
Gợi ý:
- Nói Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thi ca tiếng Việt là vì ông là người sáng tạo tiên phong, để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài thơ viết bằng chữ Nôm nhất.
4. Hỏi đáp về bài Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.