YOMEDIA
NONE

Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây - Ngữ văn 10

Hướng dẫn soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây dưới đây sẽ giúp các em soạn bài ở nhà, chuẩn bị những kiến thức cần thiết nhất cho bài học Chiến thắng Mtao-Mxây. Mong rằng những gợi ý cho việc soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây dưới đây sẽ hỗ trợ tốt cho các em trong quá trình soạn bài và học bài trên lớp. Chúc các em có thêm một quá trình soạn bài thuận tiện và thú vị.

 

 

1. Tóm tắt nội dung bài Chiến thắng Mtao Mxây

1.1. Nội dung

Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - Một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê - đê.

1.2. Nghệ thuật

  • Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi: ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ.
  • Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẫy, thủ pháp sánh sánh, phóng đại, đối lập, .... 

2. Soạn bài Chiến thắng Mtao - Mxây chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng.

  • Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng Mtao Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay.
  • Bước vào cuộc chiến:
    • Hiệp đấu thứ nhất:
      • Hai bên lần lượt múa khiên.
      • Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi.
      • Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ và tài giỏi hơn.
      • Kết quả hiệp đấu: Mtao Mxây chạy khắp nơi để tránh đường khiên Đăm Săn múa.
    • Hiệp đấu thứ hai:
      • Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão. Cây giáo đâm liên tiếp Mtao Mxây không ngừng.
      • Đăm Săn nhờ sự giúp đỡ của Ông Trời đã cắt được đầu của Mtao Mxây.
      • Dân làng Mtao Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.

Câu 2: Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo nô lệ đối với việc thắng thua của hai tù  trưởng để chỉ ra thái độ và tình cảm của cộng đồng Ê – đê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung, đối với người anh hùng sử thi nói riêng.

  • Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của khai tù trưởng cũng có những nét riêng:
    • Ở phía Mtao Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời tù trưởng mạnh hơn: “Không đi sao được!... người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa” ⇒ từ thái độ và hành động này chứng tỏ họ luôn mơ ước được sống trong no ấm, sự giàu có và mong ước có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba bảo vệ cho mình.
    • Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tới tấp không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hòa hợp: “… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực… sao mà vui thế!”

Câu 3: Thái độ, cách nhìn nhận của tác giả sử thi về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng.

  • Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thủy, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đăm Săn.
  • Cuộc chiến mà người anh hùng sử thi Đăm Săn thực hiện không phải là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà là cuộc chiến vì sự thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người. Do vậy, tầm vóc của người anh hùng Đăm Săn trở thành trung tâm miêu tả, ca ngợi của toàn bộ thiên sử thi.

Câu 4: Phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh của sự việc.

  • So sánh tương đồng: như gió lốc gào, như những vệt sao băng
  • So sánh tăng cấp: tài múa khiên của Đăm Săn, tả số lượng người ngày càng đông đảo…
  • So sánh tương phản: tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây

⇒ Lối so sánh này có tác dụng làm đòn bẩy để miêu tả, đề cao nhân vật anh hùng với tầm vóc cường tráng, ý chí lớn lao.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng.

  • Đam Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng Mtao Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay.
  • Bước vào cuộc chiến:
    • Hiệp đấu thứ nhất
      • Hai bên lần lượt múa khiên.
      • Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi
      • Đam Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn 
      • Kết quả hiệp đấu: Mtao Mxây chạy khắp nơi để tránh đường khiên Đăm Săn múa.
    • Hiệp đấu thứ hai
      • Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão. Cây giáo đâm liên tiếp Mtao Mxây nhưng không thủng.
      • Kết quả
        • Đam Săn nhờ sự giúp đỡ của Ông Trời đã cắt được đầu của Mtao Mxây.
        • Dân làng Mtao Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới

Câu 2: Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo nô lệ đối với việc thắng thua của hai tù trưởng để chỉ ra thái độ và tình cảm của cộng đồng Êđê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung, đối với người anh hùng sử thi nói riêng.

  • Tôi tớ của Đăm Săn: “Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế’’.
  • Tôi tớ vô cùng phấn khích, hỏi Đăm Săn đánh chiêng nào để mừng chiến thắng. Điều đó cho thấy họ rất vui mừng, hoan hỉ khi người tù trưởng của mình chiến thắng kẻ thù, làm cho bộ tộc thêm hùng mạnh, giàu có.
  • Tôi tớ của Mtao Mxây: khi chủ họ bị Đăm Săn đâm chết thì họ nhất tề, tự nguyện đi theo Đăm Săn. Cả ba lần Đăm Săn hỏi ý kiến (con số 3 là con số tượng trưng, có nghĩa là rất nhiều) thì cả ba lần họ đều khẳng định sẽ đi theo Đăm Săn. Đoàn người đi theo Đăm Săn “đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối’’. Mọi người đều vui mừng trong ngày lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn.
  • Thái độ của những tù trưởng khác: Các tù trưởng ở các phương xa đến để chúc mừng Đăm Săn. Từ khắp mọi miền người ta khiêng rượu, khiêng lợn đến để chia vui. Nhà Đăm Săn đông nghịt khách.

→ Miêu tả sự đồng tình của tất cả mọi người, từ tôi tớ đến các tù trưởng, tác giả sử thi đã cho thấy chiến thắng của Đăm Săn có ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng. Đó là cuộc chiến vì sự lớn mạnh của bộ tộc và được cộng đồng hoan nghênh.

Câu 3: Thái độ, cách nhìn nhận của tác giả sử thi về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng.

  • Đoạn trích gồm hai phần: một phần kể về cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng, một phần miêu tả lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn. Tác giả sử thi đã say sưa kể về các hoạt động ăn mừng chiến thắng. Trái lại, cuộc chiến được miêu tả một cách chóng vánh, không có cảnh đổ máu ghê rợn hay sự hoang tàn sau cuộc chiến. Điều này cho ta thấy sự đồng tình, ủng hộ của tác giả sử thi đối với người anh hùng Đăm Săn.
  • Cuộc chiến mà người anh hùng sử thi Đăm Săn thực hiện không phải là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà nó là cuộc chiến vì sự thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người. Do vậy, tầm vóc của người anh hùng Đăm Săn trở thành trung tâm miêu tả, ca ngợi của toàn bộ thiên sử thi.

Câu 4: Phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh của sự việc

Ví dụ đoạn văn: "Đoàn người đông như bầy cà tong... đi cõng nước".

  • Nghệ thuật so sánh, cường điệu hồn nhiên. Các đối tượng so sánh thật cụ thể nhưng thật gợi cảm. Đoàn nô lệ đi theo Đăm Săn thật đông thể hiện niềm vui chiến thắng.
  • Họ như bầy cà tong (như hươu sao), đặc như bầy... nhưng không phải lao vào chỗ chết, có sức mạnh như mối như kiến (sức mạnh đoàn kết).
  • Của cải mang về như ong di chuyển nước, như voi đi chuyển lúa - không chỉ về số lượng mà là những thứ của cải quí.
  • Có niềm hạnh phúc mãnh liệt như bầy trai gái... cõng nước.

3. Soạn bài Chiến thắng Mtao -Mxây chương trình nâng cao

Câu 1: Đoạn trích gồm nhiều tình tiết kế tiếp nhau. Nội dung của mỗi tình tiết là các sự kiện và hành động của nhân vật. Hãy tóm tắt mỗi tình tiết bằng một câu vằ sắp xếp theo trật tự trước sau của truyện kể.

  • Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng Mtao Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay.
  • Đăm Săn dọa phá nhà. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao Mxây nhận lời thách đấu với điều kiện Đăm Săn không được đâm lén khi hắn bước xuống bậc cầu thang. Đăm Săn đồng ý.
  • Bước vào cuộc chiến:
    • Hiệp đấu thứ nhất:
      • Hai bên lần lượt múa khiên
      • Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi
      • Đăm Săn múa sau: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi.
      • Kết quả hiệp đấu: Mtao Mxây chạy khắp nơi để tránh đường khiên Đăm Săn múa.
    • Hiệp đấu thứ hai:
      • Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão, cây giáo đâm liên tiếp Mtao Mxây nhưng không thủng.
      • Kết quả:
        • Đăm Săn nhờ sự trợ giúp của Ông Trời đã cắt được đầu của Mtao Mxây.
        • Dân làng Mtao Mxây nhất loạt đi theo Đăm Săn về ngôi làng 

Câu 2: Những nhân vật nào đã tham gia vào các sự kiện và thực hiện các hành động trên đây? Mỗi nhân vật ấy có vai trò gì đối với quá trình diễn biến của các sự kiện?

  • Các nhân vật tham gia vào các sự kiện và thực hiện các hành động trong câu chuyện là Đăm Săn, Mtao Mxây, Hơ Nhị - vợ của Đăm Săn, Ông Trời, dân làng, tôi tớ của Đăm Săn và của Mtao Mxây.
  • Mỗi nhân vật đều có vai trò nhất định đối với quá trình diễn biến của các sự kiện:
    • Đăm Săn là nhân vật trung tâm, chi phối toàn bộ diễn biến của cốt truyện.
    • Mtao Mxây: là nguyên nhân gây ra cuộc xung đột, là đối thủ của nhân vật trung tâm.
    • Hơ Nhị và Ông Trời: giúp sức và trợ lực cho Đăm Săn...

Câu 3:   Nêu những tình tiết và những lời nói của các nhân vật trong đoạn trích chứng tỏ cuộc chiến đấu của Đăm Săn tuy có mục đích riêng (giành lại vợ) nhưng lại có tầm ý nghĩa và quan trọng đối với lợi ích của toàn thể cộng đồng.

  • Điều này được thể hiện qua lời nói và hành động của các nhân vật :
    • Về lời nói: Đăm Săn kêu gọi tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình sau khi đánh thắng tù trưởng của họ, nói với dân làng và tôi tớ làm lễ cúng thần linh, ăn mừng chiến thắng.
    • Về hành động, chi tiết miêu tả các nhân vật: Tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây tự nguyện đi theo Đăm Săn, cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng,…

Câu 4: Trong đoạn trích này có hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ của nhân vật. Hãy nêu ví dụ về hai loại ngôn ngữ ấy.

Trong ngôn ngữ của nhân vật có nhiều chỗ sử dụng các loại câu mệnh lệnh, câu kêu gọi. Trong ngôn ngữ của người kể chuyện có dạng ngôn ngữ của đối thoại với người nghe (ví dụ: “Bà con xem…”, “Thế là, bà con xem…”. Những loại câu như vậy đã có tác động tới người nghe sử thi như thế nào?

  • Trong ngôn ngữ của nhân vật có nhiều chỗ sử dụng các câu mệnh lệnh mang âm hưởng hiệu triệu, vang vọng. Dạng lời này có tác dụng lôi cuốn người nghe nhập cuộc, đồng thời góp phần bộc lộ trực tiếp thái độ, sự phấn khích mang sắc thái diễn xướng của sử thi anh hùng, nó tạo sự giao tiếp sử thi, khơi gợi mối đồng cảm cộng đồng, giao hòa sử thi.

Câu 5: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong sử thi là so sánh và phóng đại. Hãy dẫn các ví dụ và phân tích ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp ấy trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật anh hùng và nghệ thuật tạo dựng khung cảnh hoành tráng của sử thi.

  • Nghệ thuật so sánh, cường điệu hồn nhiên. Các đối tượng so sánh thật cụ thể nhưng thật gợi cảm. Đoàn nô lệ đi theo Đăm Săn thật đông thể hiện niềm vui chiến thắng.
  • Họ như bầy cà tong (như hươu sao), đặc như bầy... nhưng không phải lao vào chỗ chết, có sức mạnh như mối như kiến (sức mạnh đoàn kết).

4. Một số bài văn mẫu văn bản Chiến thắng Mtao - Mxây

Chiến thắng Mtao Mxây là một đoạn trích trong sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê. Đây là một thiên sử thi miêu tả sự nghiệp và chiến công của người anh hùng Đăm Săn trong khung cảnh những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu sau:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON