YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ca dao hài hước - Ngữ văn 10

Nhằm giúp các em trả lời các câu hỏi trong SGK và hoàn thành tốt bài tập trong phần luyện tập, Học 247 giới thiệu với các em bài soạn Ca dao hài hước. Chúc các em có thêm những gợi ý hay để chuẩn bị bài và làm bài tốt hơn.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân
  • Phê phán thói hư tật xấu trong xã hội
  • Những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao hài hước.

2. Soạn bài Ca dao hài hước chương trình chuẩn

Câu 1: Bài 1: Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩ nhân sinh sâu sắc. Hãy đọc kĩ bài ca dao và cho biết:

  • Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh (chị) hãy nên cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo. (Đây là tiếng cười về điều gì, cười ai? Tiếng cười đó có ý nghĩa như thế nào?)
    • Cưới xin hôn lễ là một chuyện vô cùng hệ trọng và có ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi con người. Nó thường được chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Thế nhưng việc dẫn cưới và thách cưới ở đây đều rất khác thường. Thực ra nó là hai màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động.
    • Lời của chàng trai: Để cưới nàng, chàng trai đã có những dự định thật to tát. Chàng muốn có một đám cưới linh đình nhưng vì những lí do khách quan nên những dự định của chàng không thực hiện.
      • Muốn dẫn voi → sợ quốc cấm
      • Muốn dẫn trâu → sợ họ máu hàn
      • Muốn dẫn bò → sợ họ nhà nàng co gân.
    • Không phải là chàng không muốn làm cho nhà gái nở mày nở mặt bằng một lễ vật sang trọng mà là vì chàng lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của họ. Cuối cùng, chàng quyết định: "Miễn là có thú bốn chân/ Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng"
    • Lí lẽ của chàng trai thật thông minh, cũng thật hóm hỉnh, đáng yêu.
    • Lời đáp của cô gái cũng… chẳng vừa. Thách cưới mà lại thách "một nhà khoai lang" thì dễ đấy nhưng cũng có khác nào làm khó người ta. Song điều quan trọng không phải ở điểm này mà là ở chỗ cô gái hiểu "hoàn cảnh" của nhà em và nhà anh… cũng giống nhau thôi. Và như thế đám cưới chỉ cần một "nhà khoai lang" là cũng quá đủ rồi.
    • Qua lời thách cưới và lời dẫn cưới, chúng ta có thể thấy ở đây người nông dân đã mang cái nghèo của chính mình ra để mà đùa cợt. Tiếng cời ấy hướng vào chính họ nhưng cũng là để cho họ quên đi cảnh khổ mà lạc quan yêu đời và ham sống hơn.
  • Bài ca dao có giọng điệu hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
    • Bài ca dao có giọng hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật:
      • Lối nói khoa trương phóng đại: dẫn voi, trâu, bò, nhà khoai lang...
      • Lối nói giảm dần:
        • voi → trâu → bò → chuột, củ to → củ nhỏ → củ mẻ → củ rím, củ hà.
      • Cách nói đối lập, phủ định:
        • dẫn voi/ sợ quốc cấm
        • dẫn trâu/ sợ họ máu hàn
        • dẫn bò/ sợ họ co gân
        • dẫn lợn gà/ khoai lang
      • Chi tiết hài hước, giàu liên tưởng:

"Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng"

Câu 2: Các bài 2, 3, 4: Tiếng cười trong ba bài ca dao nay có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao.

  • Đây là tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội, nhưng không phải là tiếng cười đả kích giai cấp thống trị, cũng không phải là tiếng cười lên án những loại thầy địa lí, thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy… mà là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải.
  • Thái độ của tác giả dân gian ở đây nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục nhưng không vì thế mà kém phần sâu sắc.
  • Bài 2 chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lười nhà trong xã hội. Bài ca dao là bức tranh vừa sinh động, cụ thể lại vừa mang tính khái quát cao, điển hình cho loại đàn ông đáng phê phán:
  • Đó là loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai. Ca dao dựng lên một bức tranh hài hước thật đặc sắc, thú vị: “Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng’’
  • Tiếng cười bật ra nhờ nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập. Trong cuộc đời, có thể có những chàng trai yếu đuối, nhưng không ai lại yếu đuối đến mức chỉ gánh nổi… có hai hạt vừng.
  • Tính hài hước là ở chỗ phải khom lưng chống gối (có nghĩa là ráng hết sức) chỉ để gánh hai hạt vừng.
  • Nghệ thuật trào lộng của người bình dân thật thông minh, hóm hỉnh nhưng không nhằm đả kích mà chỉ dùng tiếng cười để nhắc nhở nhau trong nội bộ nhân dân. “Ăn no rồi lại nằm khoèo Nghe dục trống chèo bế bụng đi xem’’

Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước?

  • Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao.
  • Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập.
  • Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Kết quả là tạo ra được những bức tranh hài hước thông minh, hóm hỉnh mà châm biếm sâu cay.
  • Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.

​Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ca dao hài hước để nắm vững hơn kiến thức trọng tâm của bài học.

​3. Soạn bài Ca dao hài hước châm biếm chương trình Nâng cao

Câu 1: Bài 1

Hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa được giải thích một cách bất ngờ như thế nào? Cái cười và lời đáp của Cuội nói gì về tính cách của nhân vật này?

Gợi ý:

  • Hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa được giải thích một cách bất ngờ "bởi hay nói dối"
  • Cái cười và lời đáp của Cuội cho thấy Cuội thể hiện tính cách láu linh, tinh nghịch vốn là bản chất của nhân vật này.

Câu 2: Bài 2, 3, 4

Trong quan niệm của nhân dân, nam nhi và người anh hùng phải là người như thế nào? Những hiện tượng được nêu trong ba bài ca dao này có đúng với quan niệm ấy không? Tiếng cười châm biếm ở đây được tạo nên bởi những thủ pháp nghệ thuật gì? Nêu ý nghĩa của tiếng cười châm biếm ấy.

Gợi ý:

  • Người quân tử thường được coi là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ phải và không khuất tất vụ lợi cá nhân.
  • Những hiện tượng được nêu trong ba bài ca dao này không đúng với những quan niệm về người quân tử.
  • Tiếng cười châm biếm ở đây được tạo nên bởi những thủ pháp nghệ thuật nói quá

Câu 3: Bài 5

Phân tích cách nói về những hiện tượng trong bài ca dao. Nêu tác dụng và ý nghĩa của cách nói này.

Gợi ý:

  • Cách nói quá về những hiện tượng trong bài ca dao mang tính đả kích, châm biếm một cách hài hước.

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Qua đó, anh (chị) thấy tiếng cười từ trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?

Câu 2: Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, le la ăn quà, nghiện ngập rượu chè; tệ nạng tảo hôn, đa thê, phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy địa lí, thầy phù thuỷ trong xã hội cũ.

Gợi ý trả lời:

Câu 1: 

  • Lời thách cưới đó là bên nhà cô gái, một cách thách cưới rất lạ lùng là thách cưới bằng “ một nhà khoai lang”. Em thấy để lại trong em một tiếng cười cảm thương, cảm thương cho hoàn cảnh nghèo, vất vả đối với gia đình hai bên.Tiếng cười chua chát nhưng u uất trong lòng nỗi buồn thương cho sự nghèo khó ấy. Nhưng không hẳn chỉ có tiếng cười đồng vọng, đồng lòng ấy mà em còn thấy tiếng cười rất hóm hỉnh thể hiện niềm lạc quan về cuộc sống.Không vì nghèo mà mất niềm tin vào tương lai.
  • Tiếng cười tự trào (tức tự chính mình) của người lao động trong cảnh nghèo rất đáng yêu và đáng trân trọng đó là niềm tin và niềm lạc quan trong cuộc sống, luôn phấn đấu đi lên, không đau khổ chán nản mặc cho số phận.
  • Ngoài ra cũng ám chỉ phê phán xã hội ngày xưa, sự thách cưới quá cao so với đời sống nghèo khổ của nhân dân.

Câu 2: 

“Làm trai cho đáng nên trai

Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu’’

“Làm trai cho đáng nên trai

Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con’’

“Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thấy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi, nhưng… răng không còn’’.

“Bồng bồng cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Chị em ơi cho tôi mượn cái gầu sòng,

Để tôi tát nước múc chồng tôi lên’’.

“Gái một con trông mòn con mắt,

Gái hai con, con mắt liếc ngang’’

“Ăn no rồi lại năm khoèo 

Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem’’.

5. Một số bài văn mẫu về Ca dao hài hước

Để nắm được cách tìm hiểu một bài ca dao, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

6. Hỏi đáp về Ca dao hài hước

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON