Câu hỏi mục 2 trang 60 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt? Việc xây dựng phong tuyến như vậy đã thể hiện điều gì?
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi trang 60
Phương pháp giải
B1: Đọc mục 2-a trang 60 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: lực lượng thủy binh, phối hợp thủy – bộ, phòng tuyến, bờ nam sông Như Nguyệt, bố trí bộ binh.
B3: Đọc tư liệu 2 trang 60 SGK.
Lời giải chi tiết
Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì:
- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.
- Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.
- Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, không có thế mạnh thủy quân.
- Việc xây dựng phong tuyến như vậy thể hiện:
- Tầm nhìn sáng suốt, chủ động của Lý Thường Kiệt trước giặc ngoại xâm
- Độc đáo về mặt chiến lược chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta
- Chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của tư tưởng quân sự Lý Thường Kiệt.
-- Mod Lịch sử và Địa lí 7 HỌC247
-
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Câu hỏi mục 1 trang 59 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi 1 trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi 2 trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 61 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1 trang 40 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 41 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1 trang 42 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 42 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 42 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 42 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT