Để giúp các em mở rộng kiến thức về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước cũng như đặc điểm tự nhiên và một số vấn đề môi trường ở châu Phi, mời các em theo dõi nội dung bài giảng của Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi. Chúc các em học tốt và đạt được nhiều kết quả cao trong học tập!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước
- Diện tích: 30,3 triệu km2. Phần đất liền kéo dài từ khoảng 37oB đến 35oN.
Hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Phi
- Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, có rất ít bịnh, biển, bán đảo và đảo khiến châu lục có dạng hình khối rõ rệt.
1.2. Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình và khoáng sản
- Địa hình châu Phi khá đơn giản. Toàn bộ châu lục gần như một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình khoảng 750m, trên đó là các sơn nguyên xen bồn địa thấp. Phía đông có những thung lũng sâu, dài và hẹp. Châu Phi có ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Khoáng sản châu Phi rất đa dạng, phong phú, phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam lục địa. Các loại khoáng sản quan trọng là đồng, vàng, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ và phốt-pho-rít, ...
b) Khí hậu
Hình 1. Bản đồ các đới khí hậu ở châu Phi
Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa tương đối thấp. Các đới khí hậu phân bố đối xứng qua xích đạo, gồm:
- Khí hậu xích đạo: mưa nhiều quanh năm, nóng ẩm.
- Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động của gió mùa, một mùa nóng ẩm, mưa nhiều, một mùa khô, mát.
- Khí hậu nhiệt đới: mang tính lục địa, khô nóng, khu vực Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.
- Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều, mùa hạ khô.
c) Sông, hồ
Hình 3. Đoạn sông Nin chảy qua hoang mạc Xa-ha-ra
- Mạng lưới sông ngòi của châu Phi phân bố không đều, tùy vào lượng mưa. Các sông có nhiều thác ghềnh nên thuận lợi cho thuỷ điện nhưng không thuận lợi cho giao thông.
- Châu Phi có nhiều hồ lớn. trong đó nhiều hồ được hình thành bởi các đứt gãy như hồ Tan-ga-ni-ca, hồ Tuốc-ca-na, ...
d) Các môi trường tự nhiên
Hình 4. Bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi
- Các môi trường tự nhiên ở châu Phi phân bố đối xứng qua Xích đạo:
- Môi trường xích đạo gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê. Khí hậu nóng và ẩm điều hòa, với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
- Hai môi trường nhiệt đới có phạm vi gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và xa van cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xa van là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và động vật ăn thịt (sư từ, báo gắm....)
- Hai môi trường hoang mạc, có khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Hệ thực, động vật nghèo nàn. Động vật chủ yếu là rắn độc, kì đá và một số loài gặm nhấm, ...
- Hai môi trường cận nhiệt ở phần cực bắc và cực nam châu Phi. Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô. Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
Hình 5. Xa van châu Phi (vườn quốc gia Sê-ren-ge-ti, Tan-da-ni-a)
1.3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên
Hình 6. Rừng bị chặt phá để lấy đất canh tác ở phía tây nam U-gan-đa
- Suy giảm tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá nhanh trong khi diện tích rừng trồng không đáng kể, làm nhiều loài động vật hoang dã mất đi môi trường sống, gia tăng tình trạng hoang mạc hoá.
- Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã: làm giảm số lượng động vật hoang dã, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
⇒ Châu Phi cần có biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lí.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Trình bày phạm vi, thảm thực vật, động vật của môi trường nhiệt đới và cận nhiệt?
Hướng dẫn giải:
- Hai môi trường nhiệt đới
- Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.
- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.
- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).
- Hai môi trường cận nhiệt
- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.
- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.
- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
Bài tập 2: Em hãy khái quát vị trí địa lí của sông Nin?
Hướng dẫn giải:
Sông Nin nằm ở phía đông bắc châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải.
Luyện tập Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình đạng và kích thước châu Phi.
- Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi, một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ vấn đề săn bán và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,...).
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 9 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. Pa-na-ma
- B. Xuy-ê
- C. Man-sơ
- D. Xô-ma-li
-
- A. Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát.
- B. Dầu mỏ, khí đốt, đồng, vàng, kim cương và manga.
- C. Vàng, kim cương, chì, đồng, sắt, apatit và uranium.
- D. Dầu mỏ, vàng, đồng, kim cương, apatit và sắt.
-
Câu 3:
Sông nào dài nhất châu Phi?
- A. Nin.
- B. Ni-giê.
- C. Dăm-be-di.
- D. Công-gô.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi mục 1 trang 128 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 2a trang 129 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 2b trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 2c trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 2d trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 3 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!