YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 9: Thiên nhiên châu Phi


HOC247 xin gửi đến các em học sinh nội dung bài giảng Bài 9: Thiên nhiên châu Phi Chương trình Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Với bài học này, các em sẽ được tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên về địa hình, kích thước, khí hậu, sông ngòi ... của châu Phi. Chúc các em học tốt và đạt được kết quả cao trong học tập nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi

- Vị trí địa lí:

  • Châu Phi có vị trí nằm ở trên cả 4 bán cầu.
  • Phía đông giáp với Ấn Độ Dượng.
  • Phía tây giáp với Đại Tây Dương.
  • Phía bắc giáp với giáp với châu Âu qua Địa Trung Hải.
  • Phía đông bắc giáp châu Á qua Biển Đỏ và bán đảo Xi-nai.

Hình 9.1. Bản đồ tự nhiên châu Phi

- Lãnh thổ:

  • Diện tích: 30 triệu km2, lớn thứ 3 thế giới.
  • Lãnh thổ có hình dạng khối khổng lồ, đường bờ biển ít bị chia cắt.

1.2. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình và khoáng sản

- Địa hình: bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750 m so với mực nước biển.

  • Hướng nghiêng: cao ở đông nam, thấp dần về tây bắc.
  • Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp, đồng bằng.
  • Sơn nguyên phân bố chủ yếu ở khu vực phía đông và nam như: sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi,...
  • Các bồn địa xen giữa các vùng đất cao: bồn địa Công-gô, Ca-la-ha-ri,...
  • Có những hoang mạc có diện tích rộng lớn: Xa-ha-ra, Na-míp,...
  • Một số dãy núi nằm ở phía bắc và nam: Át-lát, Drê-ken-béc,...

- Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản: vàng, kim cương, dầu mỏ, khí tự nhiên, crôm,... Khoáng sản phân bố không đồng đều, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số quốc gia.

b. Khí hậu

Hình 9.2. Bản đồ khí hậu châu Phi

Phần lớn diện tích lãnh thổ nằm trong đới nóng, có các đới:

- Đới khí hậu xích đạo.

- Đới khí hậu nhiệt đới.

- Đới khí hậu cận nhiệt.

c. Sông, hồ

- Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố không đều.

- Nguồn cấp nước chính: nước mưa, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

- Hệ thống sông lớn: Công-gô, Nin, Dăm-be-di, Ni-giê,...

- Các hồ lớn: chủ yếu phân bố ở Đông Phi như: hồ Vic-to-ri-a, hồ Tan-ga-ni-ca,... Các hồ có giá trị cung cấp nước ngọt và nguồn thủy sản quan trọng cho người dân trong vùng.

d. Các môi trường tự nhiên

Hình 9.3. Đỉnh núi Ki-li-man-gia-rô nhìn từ vườn quốc gia Am-bô-xê-li (Amboseli), Kê-ni-a (Kenya)

- Môi trường xích đạo: gồm bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê. Sinh vật phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, đất màu mỡ nên thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.

- Môi trường nhiệt đới: phân bố hai bên môi trường xích đạo. Cảnh quan chuyển từ kiểu rừng sang đồng cỏ cao khi về phía chí tuyến. Sông ngòi có lưu lượng nước lớn, thay đổi theo mùa. Đất đỏ vàng là chủ yếu.

- Môi trường hoang mạc: chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến, sông ngòi, sinh vật kém phát triển.

- Môi trường cận nhiệt: chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích, nằm ở phía bắc và phía nam châu Phi. Thực vật chủ yếu là cây lá cứng, mạng lưới sông ít phát triển.

Bài tập minh họa

Câu 1: Châu Phi tiếp giáp với những châu lục và đại dương nào?

Hướng dẫn giải

- Phía đông giáp với Ấn Độ Dượng.

- Phía tây giáp với Đại Tây Dương.

- Phía bắc giáp với giáp với châu Âu qua Địa Trung Hải.

- Phía đông bắc giáp châu Á qua Biển Đỏ và bán đảo Xi-nai.

Câu 2: Kể tên một số khoáng sản ở châu Phi và nhận xét về sự phân bố của chúng?

Hướng dẫn giải

- Khoáng sản ở châu Phi: giàu tài nguyên khoáng sản như vàng, kim cương, dầu mỏ, khí tự nhiên, crôm, ...

- Khoáng sản phân bố không đồng đều

Luyện tập Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.

- Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 9 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 128 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2a trang 129 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2b trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2c trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2d trang 131 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 9 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON