YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX


HOC247 giới thiệu đến quý thầy, cô và tất cả các em nội dung Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Trong nội dung bài học này, các em sẽ được tìm hiểu về những biển đổi quan trọng trong sự hình thành và phát triển thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường đồng thời mở rộng kiến thức về sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh. Mời quý thầy, cô và các em theo dõi bài học ngay bên dưới nhé.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn: nhà Đường (618 - 907), thời Ngũ Đại (907 - 960), nhà Tống (960 - 1279), nhà Nguyên (1271 - 1368), nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1911). Trong đó có hai triều đại không phải do người Hán lập nên là triều Nguyên (do người Mông Cổ thành lập) và triều Thanh (do người Mãn thành lập.)

Hình 6.1. Người Mông Cổ tràn vào Trung Quốc (tranh vẽ, thế kỉ XIV, Thư viện Quốc gia Béc-lin (Berlin), Đức)

1.2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

Hình 6.2. Một góc đô thị Trường An thời Đường (mô hình phục dựng)

- Chính trị

  • Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh
  • Cử người thân tín cai quản các địa phương, đặt khoa thi tuyển chọn người đỗ đạt làm quan.
  • Chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ.

- Kinh tế

  • Thực hiện chế độ quân điền
  • Nhiều kĩ thuật canh tác mới được áp dụng
  • Nhiều xưởng thủ công nghiệp xuất hiện
  • Buôn bán với hầu hết các nước châu Á
  • "Con đường tơ lụa"

Hình 6.4. Dệt lụa (tranh lụa thời Đường, Bão tàng Nghệ thuật Bô-xtơn (Boston), Mỹ)

1.3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh

- Chính trị thời Minh -Thanh:

  • Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Minh.
  • Thế kỉ XVI, người Mãn Châu phía Đông Bắc tràn xuống, chiếm Toàn bộ Trung Quốc, lập ra triều Thanh (1644)

- Kinh tế thời Minh- Thanh:

Nông nghiệp Thủ công Thương nghiệp

- Kĩ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt tiến bộ

- Sản lượng lương thực tăng

- Hình thành xưởng thủ công tương đối lớn, sản phẩm đa dạng

- Làm gốm, dệt, đóng tàu, ...

- Nhiều thành thị: Bắc Kinh, Nam Kinh, ...

- Giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tây, ...

- Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện

Hình 6.5. Đồ gốm men xanh Cảnh Đức (Giang Tây) thời nhà Minh (Bảo tàng Anh, Luân Đôn)

Hình 6.6. Buôn bán trên sông thời vua Càn Long (tranh giấy cuộn, thế kỉ XVIII, Bảo tàng Liêu Ninh, Trung Quốc)

Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy kể tên các triều đại lớn và các mốc thời gian tương ứng với từng triều đại đó?

Hướng dẫn giải

Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn: nhà Đường (618 - 907), thời Ngũ Đại (907 - 960), nhà Tống (960 - 1279), nhà Nguyên (1271 - 1368), nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1911).

Câu 2: Nêu tình hình phát triển của Thủ công nghiệp dưới thời Minh Thanh?

Hướng dẫn giải

- Thủ công nghiệp thời Minh - Thanh phát triển đa dạng.

- Những nghề thủ công nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời kì này là nghề dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy... Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị. Đến thời nhà Thanh đã hình thành nên những khu vực chuyên môn hóa sản xuất, đông đảo người làm thuê như nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức (Giang Tây), dệt ở Tô Châu, ...

Luyện tập Bài 6 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh).

- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

- Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 6 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 6 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 26 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 27 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 3 trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 6 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF