Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) giúp các em khái quát những nội dung chính xoay quanh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Với nội dung được HOC247 trình bày chi tiết và rõ ràng, bài học sẽ giúp các em nắm được những ý chi tiết về sự chuẩn bị, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa này. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết bài học sau đây nhé!
Tóm tắt lý thuyết
Hình 19.1. Chân dung Nguyễn Trãi (tranh vẽ trên vải lụa) |
Hình 19.2. Tượng đài Lê Lợi (Thanh Hóa) |
1.1. Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423)
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức hội thề lũng Nhai.
- Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
- Nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây.
- Ba lần rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423.
- Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.
- Năm 1423, Lê Lợi quyết định hoà hoãn với quân Minh, xây dựng lực lượng.
1.2. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa (1424 – 1425)
- Nguyễn Chích đưa kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An rồi quay ra đánh Đông Đô. Nghĩa quân tiến vào miền Tây Nghệ An và giành thắng lợi.
- Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào đánh tan quân địch ở Tân Bình, Thuận Hóa.
- Trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng vùng đất rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
1.3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426 – 1427)
- Tháng 9 – 1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc, nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, địch cố thủ trong thành Đông Quan.
→ Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)
- Cuối năm 1426, nghĩa quân đã phục kích, đánh tan 5 vạn quân Minh, Vương Thông tháo chạy về thành Đông Quan.
Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427)
Lược đồ 19. Trận Chi Lăng - Xương Giang
Diễn biến:
- Tháng 10 -1427, đưa 15 vạn viện binh từ Trung Quốc sang chia làm 2 đạo:
- Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào theo hướng Lạng Sơn.
- Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam tiên vào theo hướng Hà Giang.
Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta bị phục kích và bị giết tại ải Chi Lăng.
- Quân Minh kéo tới Xương Giang bị nghĩa quân tấn công, tiêu diệt.
Kết quả:
- Mộc Thạnh sợ hãi rút chạy về nước. Vương Thông chấp nhận giảng hòa.
- Ngày 10 - 12 - 1427, diễn ra hội thề Đông Quan giữa bộ chỉ huy Lam Sơn và đại diện quân Minh.
- Ngày 3 - 1 - 1428, quân Minh rút về nước.
=> Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.
1.4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
Nguyên nhân thắng lợi
- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
Ý nghĩa lịch sử
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.
- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.
Bài tập minh họa
Câu 1: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa (1424 – 1425)?
Hướng dẫn giải
- Nguyễn Chích đưa kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An rồi quay ra đánh Đông Đô. Nghĩa quân tiến vào miền Tây Nghệ An và giành thắng lợi.
- Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào đánh tan quân địch ở Tân Bình, Thuận Hóa.
- Trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng vùng đất rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
- Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Hướng dẫn giải
- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
Luyện tập Bài 19 Lịch sử và Địa lí 7 CD
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:
- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn tới thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, ...
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 19 Lịch sử và Địa lí 7 CD
Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 6 Bài 19 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 19 Lịch sử và Địa lí 7 CD
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều Chương 6 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi mục 1 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi mục 2 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi mục 3 trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi mục 4 trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD
Vận dụng trang 76 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 19 Lịch sử và Địa lí 7 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!