YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)


Nội dung Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) Chương trình Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức giúp các em điểm qua những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầy khó khăn và thử thách. Qua đó, các em có thể hiểu được nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc này. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn

Hình 1. Lê Lợi

a) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín ở vùng đất Lam Sơn (Thanh Hóa) đã tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh.

Hình 2. Bia Vĩnh Lăng ở khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa)

Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ các nơi về hội tụ, trong đó có Nguyễn Trãi.

Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đã tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh. Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.

Hình 3. Lê Lợi và Nguyễn Trãi ở căn cứ Lam Sơn (tranh sơn dầu của họa sĩ Hoàng Mai Hoa)

b) Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 - 1423)

- Trong thời gian đầu nghĩa quân phải đối diện với rất nhiều khó khăn:

  • Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây phải 3 lần rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) cố thủ. Có những khi cả nghĩa quân chỉ có 100 người.
  • Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần lâm vào cảnh đói rét, thiếu lương thực, chủ tướng Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa chiến để nuôi quân.

c) Giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424 - 1425)

- Để gỡ thế bị bao vây, Nguyễn Chích hiến kế đánh chiếm Nghệ An, mở rộng giải phóng Tây Đô và Đông Quan

- Cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An và vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Thắng lợi này đã mang đến sự khởi sắc trong cuộc chiến.

d) Khởi nghĩa toàn thắng (1426 - 1427)

- Tiến quân ra Bắc

Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ và có những thắng lợi lớn.

Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động

Ngày 7-11-1426, quân Lam Sơn mai phục và chặn đánh địch ở Tốt Động - Chúc Động (Chương Mĩ – Hà Nội), khiến quân Minh thất bại nặng nề.

Nghĩa quân giải phóng nhiều đất đai và siết chặt vây hãm thành Đông Quan.

Hình 4. Lược đồ trận Tốt Động - Chúc Động

- Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

+ Tháng 10-1427, Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào nước ta. Nghĩa quân ta tổ chức phục kích, Liễu Thăng bị giết tại trận.

Sau đó nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi ở Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang).

⇒ Quân Lam Sơn giành thắng lợi quyết định trong trận Chi Lăng – Xương Giang

Hình 5. Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang

- Hội thề Đông Quan

Tháng 12/1427, đại diện nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh tổ chức Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh.

1.2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

- Nguyên nhân thắng lợi

  • Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
  • Toàn dân đồng lòng chiến đấu, quyên góp của cải, lương thực, vũ khí, chịu nhiều gian khổ, hi sinh để giành thắng lợi cuối cùng.
  • Đường lối lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng với những vị tướng tài như Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Nguyễn Biểu, ... với những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi.

- Ý nghĩa lịch sử

  • Là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính chất nhân dân rộng rãi
  • Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, khôi phục nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.
  • Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam.

Bài tập minh họa

Câu 1: Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Hướng dẫn giải

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập tự chủ cho nước Đại Việt.

Câu 2: Em hãy trình bày ngắn gọn ba nhiệm vụ của ba đạo quân Lam Sơn tiến công ra Bắc?

Hướng dẫn giải

Nhiệm vụ của ba đạo quân Lam Sơn tiến công ra Bắc bao gồm:

- Tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch.

- Cùng với nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.

- Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.

Luyện tập Bài 16 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, ...

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 16 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 16 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 16 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1a trang 79 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2a trang 79 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1b trang 79 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2b trang 79 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1c trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1d trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2d trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 82 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 16 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON