YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ


HOC247 xin gửi đến quý thầy, cô và các em nội dung bài giảng Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ do HOC247 biên soạn chi tiết và đầy đủ ngay bên dưới. Với nội dung bài học này, các em sẽ được tìm hiểu và mở rộng kiến thức về thiên nhiên, dân cư và xã hội của Bắc Mỹ. Chúc các em học tốt và đạt được kết quả cao trong học tập!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mỹ

a. Địa hình

Hình 14.1. Bản đồ tự nhiên khu vực Bắc Mỹ

- Khu vực Bắc Mỹ có địa hình đa dạng, phân hóa theo chiều đông tây

  • Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy núi già A-pa-lát, cao nguyên La-bra-do.
  • Miền đồng bằng: khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500 m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm Đồng bằng Ca-na-đa, Đồng bằng Lớn, Đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng duyên hải.
  • Núi cao: phân bố ở phía tây, địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc nam.

b. Khí hậu

Hình 14.2. Bản đồ khí hậu khu vực Bắc Mỹ

- Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây, gồm:

- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố từ 60⁰B trở lên vùng cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh, lượng mưa ít.

- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, từ khoảng vĩ độ 40⁰ - 60⁰B.

  • Vùng ven biển: khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn.
  • Sâu trong nội địa: mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam.

- Đới khí hậu cận nhiệt: chiếm diện tích lớn ở phía Nam.

  • Ven biển phía tây: khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
  • Ven biển phía đông: khí hậu cận nhiệt ẩm.

- Đới khí hậu nhiệt đới: chiếm diện tích nhỏ nhất, phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và quần đảo Ha-oai; nhiệt độ quanh năm cao, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.

c. Sông, hồ

- Bắc Mỹ có hệ thống sông, hồ khá phát triển; có nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan và do mưa.

- Bắc Mỹ có hệ thống sông lớn như: Xanh Lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô Gran-đê,...

- Bắc Mỹ có một số hồ như: vùng Hồ Lớn gồm 5 hồ (hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri và Ôn-ta-ri-ô).

d. Các đới thiên nhiên

- Thiên nhiên ở Bắc Mỹ rất đa dạng:

- Đới lạnh:

  • Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết phủ dày trên diện tích rộng.
  • Cảnh quan chủ yếu là đồng rêu, phía nam có rừng thưa.
  • Động vật ít phong phú: gấu trắng, báo Bắc cực, tuần lộc và các loài chim di trú,...

- Đới ôn hòa: chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.

  • Phân hóa theo chiều bắc - nam: phía bắc (rừng lá kim) - trung tâm (đồng cỏ) - phía nam (rừng lá rộng).
  • Phân hóa theo chiều tây - đông: Tây Nam Hoa Kỳ (vùng ven biển) có rừng lá cứng, cây bụi - nội địa có các hoang mạc và bán hoang mạc.
  • Động vật: chủ yếu gồm bò rừng Mỹ, sư tử Mỹ, chó sói, gấu nâu, gấu trúc, báo Mỹ, ...

- Đới nóng: chiếm diện tích lớn phía nam Hoa Kỳ.

  • Rừng nhiệt đới ẩm phát triển.
  • Phía tây nam khí hậu khô hạn nên chủ yếu là cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc.
  • Quần đảo Ha-oai có nhiều loài đặc hữu.

1.2. Dân cư, xã hội Bắc Mỹ

a. Vấn đề nhập cư và chủng tộc

- Sau cuộc phát kiến ra châu Mỹ năm 1492, người châu Âu di cư sang ngày càng nhiều, người da đen từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Bắc Mỹ thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới.

- Những thập niên gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á.

- Chủng tộc ở Bắc Mỹ rất đa dạng (do lịch sử nhập cư), bao gồm các chủng tộc: Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á, Nê-grô-it từ châu Phi, Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu.

Hình 14.3. Cơ cấu người nhập cư vào Bắc Mỹ phân theo châu lục và khu vực trên thế giới, năm 1990 và 2020

b. Vấn đề đô thị hóa

Hình 14.4. Bản đồ phân bố một số đô thị ở Bắc Mỹ, năm 2020

- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ, xuất hiện các siêu đô thị và các dải đô thị nổi bật là dải đô thị Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.

- Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương. Vào sâu trong nội địa các đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.

- Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới (82,6% - 2020). Hai siêu đô thị Bắc Mỹ là Niu Ioóc và Lốt An-giơ-let.

Hình 14.5. Tỉ lệ dân số đô thị trong tổng số dân ở các khu vực và châu lục trên thế giới, năm 2020

Hình 14.6. Một phần thành phố Niu Oóc, Hoa Kỳ 

Bài tập minh họa

Câu 1: Trình bày đặc điểm của đới khí hậu ôn đới?

Hướng dẫn giải

- Đới khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất, từ khoảng vĩ độ 40⁰ - 60⁰B.

  • Ở vùng ven biển: khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn.
  • Vào sâu trong nội địa: mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam. Mùa đông ở phía bắc lạnh, tuyết phủ dày; ở phía nam ít lạnh hơn. Lượng mưa ít, nhiều nơi không mưa trong thời gian dài.

Câu 2: Nhận xét sự phân bố thiên nhiên ở Bắc Mỹ? Thiên nhiên ở Bắc Mỹ có tất cả bao nhiêu đới?

Hướng dẫn giải

- Thiên nhiên ở Bắc Mỹ rất đa dạng, gồm có ba đới:

  • Đới lạnh
  • Đới ôn hòa
  • Đới nóng

Luyện tập Bài 14 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em:

- Trình bày một trong những đặc điểm của tự nhiên: sự phân hoá của địa hình, khí hậu; sông, hồ; các đới thiên nhiên.

- Phân tích được một trong những vấn đề dân cư, xã hội: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hoá.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 14 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 14 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1a trang 144 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 1b trang 145 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 1c trang 145 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 1d trang 146 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2a trang 146 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2b trang 147 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 14 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF