YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy


Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo học tập HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy SGK Cánh diều, được biên tập và tổng hợp với từng hoạt động và kiến thức tổng quát. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy

- Quá trình phát hiện ra kim loại: Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra một loại nguyên liệu mới để chế tạo công cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại.

+ Vào khoảng 3500 năm TCN, Người Tây Á và người Ai Cập phát hiện ra đồng và dùng đồng đỏ.

+ Khoảng 2000 năm TCN, cư dân nhiều nơi đã biết dùng đồng thau

+ Khoảng cuối thiên nhiên kỉ I TCN, con người phát hiện ra sắt và bắt đầu chế tác các công cụ bằng sắt.

- Vai trò của kim loại đối với sản xuất và đời sống của con người cuối thời kì nguyên thủy.

Trong thị tộc, đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là gia đình phụ hệ. Một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống. Công xã thị tộc dần bị thu hẹp.

Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.

1.2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy

- Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.

- Ở phương Đông, cư dân thường quay quần gắn bó với nhau làm thủy lợi (đắp đê, đào kênh, mương,…), cùng sản xuất nông nghiệp. Mối quan hệ giữa người với người rất gần gũi, thân thiết.

1.3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy

- Cuối thời nguyên thủy những chuyển biến về kinh tế Việt Nam gắn liền với các nền văn hóa tiêu biểu như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Cụ thể:

+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

+ Đến văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là văn hóa Gò Mun, công cụ bằng đồng thau nhiều hơn về số lượng và chủng loại. 

+ Cuối thời nguyên thủy, con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả (sông Lam),...)

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Công cụ lao động bằng kim loại đã xuất hiện như thế nào? Điều này làm cho kinh kế, xã hội cuối thời nguyên thuỷ có những chuyển biến ra sao?

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin trong SGK và tham khảo tài liệu tham khảo

Lời giải chi tiết:

- Đồng và sắt được phát hiện một cách ngẫu nhiên, tìm thấy từ những đám cháy, những thỏi đồng nóng chảy, vón cục là đồng đỏ (đồng nguyên chất) vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN. Sau đó người ta biết pha chế để tạo ra đồng thau. Sắt được phát hiện muộn hơn vào cuối thiên niên kỉ I TCN.

- Những chuyển biến từ khi công cụ lao động bằng kim loại ra đời:

+ Trong thị tộc, đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là gia đình phụ hệ. Một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống. Công xã thị tộc dần bị thu hẹp.

+ Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước. 

2.2. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy

Quan sát các hình từ 5.1 đến 5.4 và đọc thông tin, hãy:

- Trình bày quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy.

- Nêu vai trò của kim loại đối với sản xuất và đời sống của con người cuối thời kì nguyên thủy.

Hướng dẫn giải:

- Quan sát hình ảnh, kết hợp phân tích nội dung mục Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy

Lời giải chi tiết:

- Quá trình phát hiện ra kim loại: Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra một loại nguyên liệu mới để chế tạo công cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại.

+ Vào khoảng 3500 năm TCN, Người Tây Á và người Ai Cập phát hiện ra đồng và dùng đồng đỏ.

+ Khoảng 2000 năm TCN, cư dân nhiều nơi đã biết dùng đồng thau

+ Khoảng cuối thiên nhiên kỉ I TCN, con người phát hiện ra sắt và bắt đầu chế tác các công cụ bằng sắt.

- Vai trò của kim loại đối với sản xuất và đời sống của con người cuối thời kì nguyên thủy.

Trong thị tộc, đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là gia đình phụ hệ. Một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống. Công xã thị tộc dần bị thu hẹp.

Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước. 

2.3. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy

Câu 1

- Quan sát sơ đồ hình 5.5, hãy:

+ Nêu sự chuyển biến trong đời sống xã hội của người nguyên thủy khi kim loại xuất hiện.

+ Cho biết mối quan hệ giữa người với người trong xã hội có giai cấp có gì khác so với xã hội nguyên thủy?

Hướng dẫn giải:

Quan sát sơ đồ mô phỏng sự chuyển biến của xã hội cuối thời kì nguyên thủy, kết hợp thông tin bài học, tiến hành phân tích nội dung câu hỏi và rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

 Sự chuyển biến trong đời sống xã hội của con người khi kim loại xuất hiện:

Công cụ kim loại xuất hiện và ngày càng được sử dụng phổ biến đã đưa đến nhiều chuyển biến trong xã hội của con người:

- Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.

- Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

Sự chuyển biến của quan hệ xã hội:

- Trong xã hội nguyên thủy: “công bằng và bình đẳng” được coi là nguyên tắc vàng trong mối quan hệ giữa người với người.

- Trong xã hội có giai cấp: quan hệ công bằng – bình đẳng bị phá vỡ, thay vào đó là mối quan hệ bất bình đẳng giữa các giai cấp. 

+ Giai cấp thống trị (những người giàu có) nắm trong tay quyền lực, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Giai cấp bị thống trị (những người nghèo khổ) không được hưởng đặc quyền, đặc lợi; bị giai cấp thống trị áp bức.

Câu 2

Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào thông tin trong bài, phân tích nội dung câu hỏi rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ở phương Đông, vào cuối thời nguyên thủy, cư dân đã sinh sống và canh tác nông nghiệp vem các dòng sông lớn. Họ thường sống quây quần, gắn bó với nhau để cùng làm thủy lợi (đắp đê, đào kênh, mương…), cùng sản xuất nông nghiệp. Do đó, mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, thân thiết => xã hội phân hóa không triệt để.

2.4. Việt Nam cuối thời nguyên thủy

Quan sát hình 5.6 đến 5.8 và đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế Việt Nam cuối thời nguyên thủy có chuyển biến như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh từ 5.6 đến 5.8

Lời giải chi tiết:

Cuối thời nguyên thủy những chuyển biến về kinh tế Việt Nam gắn liền với các nền văn hóa tiêu biểu như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Cụ thể:

+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

+ Đến văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là văn hóa Gò Mun, công cụ bằng đồng thau nhiều hơn về số lượng và chủng loại. 

+ Cuối thời nguyên thủy, con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả (sông Lam),...).

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của nó đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
+ Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã
+ Mô tả được sự thành lập xã hội có giai cấp.
+ Mô tả và giải thích được sự phân hóa không triệt để cảu xã hội nguyên thủy ở phương Đông.
Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mưa). 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 11 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 11 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 11 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 11 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 11 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 11 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 12 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON