YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 3: Nguồn gốc loài người


Với mục đích đồng hành cùng các em học sinh lớp 6, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài 3: Nguồn gốc loài người nhằm giúp các em có thể nắm vững kiến thức cũng như tăng thêm hứng thú học tập. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người của người tối cổ trải qua hàng triệu năm,

+ Vượn người: sinh sống khoảng 5-6 triệu năm trước, có thể đi lại bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình là 400cm3.

+ Người tối cổ: sinh sống khoảng 4 triệu năm trước, hoàn toàn đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình từ 650m3 đến 1200cm3.

+Người tinh khôn: sinh sống khoảng 150 000 năm trước. Hình dáng, cấu tạo cơ thể của cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.

1.2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

- Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ đã phát hiện một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia va”. Bên cạnh đó ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn người tối cổ cũng được tìm thấy ở một số nơi như: Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.

1.3. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam

- Tại Việt Nam. Những dấu tích của Người tối cổ có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước.

+ Ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (khoảng 400 000 - 300 000 năm trước).

+ Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 400 000 năm trước)

+ Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 800 000 năm trước)

+ Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 40 000 - 30 000 năm trước).

> Các dấu tích Người tối cổ phân bố đều ở các nơi trên phạm vi nước Việt Nam. Điều này chứng tỏ, từ lâu đời, con người đã sinh sống và sinh hoạt ở trên mọi miền của đất nước ta.

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Đây là một trong những dấu tích về sự xuất hiện đầu tiên của con người trên Trái Đất. Vậy quá trình tiến hóa của loài người diễn ra như thế nào? Trên lãnh thổ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, dấu tích của Người tối cổ được tim thấy ở những đâu?

Hướng dẫn giải:

Liên hệ thực tế, phân tích nội dung thông tin trong bài.

Lời giải chi tiết:

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người của người tối cổ trải qua hàng triệu năm,

+ Vượn người: sinh sống khoảng 5-6 triệu năm trước, có thể đi lại bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình là 400cm3.

+ Người tối cổ: sinh sống khoảng 4 triệu năm trước, hoàn toàn đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình từ 650m3 đến 1200cm3.

+Người tinh khôn: sinh sống khoảng 150 000 năm trước. Hình dáng, cấu tạo cơ thể của cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.

- Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xia-a), các nhà khảo cổ đã phát hiện một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia va”. Bên cạnh đó ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn người tối cổ cũng được tìm thấy ở một số nơi như: Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.

2.2. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

Câu 1

Quan sát sơ đồ hình 3.1 và cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người, Người tối cổ và Người tinh khôn.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh kết hợp nghiên cứu nội dung mục quá trình tiến hóa từ vượn thành người rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người của người tối cổ trải qua hàng triệu năm,

+ Vượn người: sinh sống khoảng 5-6 triệu năm trước, có thể đi lại bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình là 400cm3.

+ Người tối cổ: sinh sống khoảng 4 triệu năm trước, hoàn toàn đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình từ 650m3 đến 1200cm3.

+Người tinh khôn: sinh sống khoảng 150 000 năm trước. Hình dáng, cấu tạo cơ thể của cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.

Câu 2

Những phát hiện khảo cổ “Người Nê-an-đéc-lan” (hình 3.2), “Cô gái Lu-cy” (hình 3.3) có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguồn gốc và phát triển tiến hóa của loài người?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh kết hợp nghiên cứu nội dung thông tin rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những phát hiện khảo cổ về Người Nê-an-đéc-lan và “Cô gái Lu-cy” có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phục chế và xây dựng lại các giai đoạn phát triển của lịch sử loài người, đây là những minh chứng để các nhà khoa học chứng minh về xã hội nguyên thủy và sự xuất hiện của loài người trên trái đất từ rất sớm.

2.3. Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á

Hãy cho biết dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á.

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xia-a), các nhà khảo cổ đã phát hiện một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia va”.

Bên cạnh đó ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn người tối cổ cũng được tìm thấy ở một số nơi như:

+ Di cốt hóa thạch của người tối cổ còn được tìm thấy ở một số nơi: Pôn-a-vung (Mi-an-ma); hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam)…

+ Bên cạnh di cốt hóa thạch, nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang Spi-an (Cam-pu-chia); An Kê, Núi Đọ, Xuân lộc (Việt Nam)…

2.4. Dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam

Quan sát lược đồ 3.4, hãy:

- Nêu một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.

- Nhận xét về phạm vi phân bố các dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

Quan sát lược đồ 3.4 kết hợp thông tin dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

Lời giải chi tiết:

Tại Việt Nam. Những dấu tích của Người tối cổ có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước.

+ Ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (khoảng 400 000 - 300 000 năm trước).

+ Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 400 000 năm trước)

+ Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 800 000 năm trước)

+ Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 40 000 - 30 000 năm trước).

=> Các dấu tích Người tối cổ phân bố đều ở các nơi trên phạm vi nước Việt Nam. Điều này chứng tỏ, từ lâu đời, con người đã sinh sống và sinh hoạt ở trên mọi miền của đất nước ta

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất.
+ Xác định được những dấu tích của Người tố cổ ở Đông Nam Á.
+ Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 8 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 8 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 8 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 8 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 8 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8 trang 9 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 3: Nguồn gốc loài người

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON