YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 4: Xã hội nguyên thủy


HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 6 tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy SGK Cánh diều. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể tìm hiểu kĩ hơn nội dung bài học, nắm vững kiến thức tốt hơn. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tổ chức xã hội nguyên thủy

- Các giai đoạn phát  triển của xã hội nguyên thủy gồm 2 giai đoạn:

 + Giai đoạn đầu là thời kì sinh sống của Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.

=> Như vậy, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy đàn chuyển lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc.

1.2. Đời sống vật chất người nguyên thủy

- Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện qua ba phương diện:

+ Công cụ lao động: rìu đá, cuốc đá và đồ đựng bằng gốm

+ Cách thức lao động: săn bắt và trồng trọt, chăn nuôi

+ Địa bàn cư trú: sống trong các hang động bên ven sống suối.

1.3. Đời sống tinh thần người nguyên thủy

- Người nguyên thủy có đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật.

- Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sung bài “vật tổ” là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy. Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loài động vật hoặc thực vật hoặc các hiện tương tự nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…) Chúng trở thành “vật tổ” hay còn gọi là tô –tem, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.

- Cuối thời nguyên thủy, hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc kết nối với thế giới bên kia trở nên phổ biến ở nhiều nơi.

- Người nguyên thủy còn để lại những dấu vết phong phú và đặc sắc trong đời sống nghệ thuật.

1.4. Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam

- Đời sống vật chất:

+ Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới.

+ Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc.

- Đời sống tinh thần: 

+ Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp.

+ Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống.

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Bích họa là một trong những minh chứng sinh động trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy. Vậy đời sống của người nguyên thủy được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Liên hệ thực tế, phân tích nội dung thông tin trong bài.

Lời giải chi tiết:

Qua bức bích họa, có thể thấy rằng người nguyên thủy đã có nhận thức về những thứ xung quan mình đặc biệt là những con mồi mà họ săn bắt, họ miêu tả khá chi tiết về con hươu, dê,.. và màu sắc của chúng. Chứng tỏ đời sống của người nguyên thủy trong giai đoạn này có sự phát triển cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú và đa dạng.

2.2. Tổ chức xã hội nguyên thủy

Dựa vào sơ đồ hình 4.2, hãy mô tả sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy

Hướng dẫn giải:

Quan sát sơ đồ kết hợp với thông tin

Lời giải chi tiết:

Các giai đoạn phát  triển của xã hội nguyên thủy gồm 2 giai đoạn:

 + Giai đoạn đầu là thời kì sinh sống của Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.

=> Như vậy, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy đàn chuyển lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc.

2.3. Đời sống vật chất người nguyên thủy

Quan sát hình 4.3 đến hình 4.8 cho biết:

- Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện nào?

- Công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú của Người tinh khôn có   gì khác so với Người tối cổ?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và thông tin

Lời giải chi tiết:

- Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện qua ba phương diện:

+ Công cụ lao động: rìu đá, cuốc đá và đồ đựng bằng gốm

+ Cách thức lao động: săn bắt và trồng trọt, chăn nuôi

+Địa bàn cư trú: sống trong các hang động bên ven sống suối.

- So sánh Người tính khôn với người tối cổ.

Nội dung

Người tinh khôn

Người tối cổ

Nội dung

Công cụ lao động

rìu đá, cuốc đá và đồ đựng bằng gốm

Mảnh tước, những đồ đá ghè đẽo thô sơ

Công cụ lao động

Cách thức lao động

săn bắn và trồng trọt, chăn nuôi

Săn bắt, hái lượm

Cách thức lao động

2.4. Đời sống tinh thần người nguyên thủy

Nêu đời sống tinh thần của người nguyên thủy?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào thông tin trong mục 3

Lời giải chi tiết:

Người nguyên thủy có đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật.

Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sung bài “vật tổ” là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy. Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loài động vật hoặc thực vật hoặc các hiện tương tự nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…) Chúng trở thành “vật tổ” hay còn gọi là tô –tem, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.

Cuối thời nguyên thủy, hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc kết nối với thế giới bên kia trở nên phổ biến ở nhiều nơi.

Người nguyên thủy còn để lại những dấu vết phong phú và đặc sắc trong đơi sống nghệ thuật.

2.5. Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam

Dựa vào các hình từ 4.12 đến 4.17 và đọc thông tin, hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thuộc các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh, đọc thêm những thông tin từ SGK và tài liệu tham khảo

Lời giải chi tiết:

Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn được phản ánh qua các hình 4.12 đến 4.16:

- Cư dân văn hóa Hòa Bình:

+ Đời sống vật chất: cư dân Hòa Bình đã biết ghè đẽo nhiều hơn lên một bên mặt rìu đá, bước đầu biết mài lưỡi rìu.

+ Đời sống tinh thần: đã hình thành mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng hoặc nghệ thuật hội họa.

- Cư dân văn hóa Bắc Sơn: 

+ Đã biết và sử dụng phổ biến kĩ thuật mài để chế tác công cụ lao động.

+ Các công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt được chế tác tương đối tỉ mỉ, được mài nhẵn.

- Cư dân văn hóa Quỳnh Văn: 

+ Sò, điệp và các loài nhuyễn thể khác là một trong những nguồn thắc ăn của cư dân Quỳnh Văn.

+ Cư dân Quỳnh Văn (có thể) đã biết sử dụng vỏ sò, điệp… để trang trí.

+ Biết chế tạo đồ gốm.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thủy.
+ Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của người nguyên thủy.
+ Nhận biết được vai trò của người lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy cũng như của con người và xã hội loài người.
+ Nêu được một số nét về đời sống của con người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 2 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 21 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 21 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 21 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 9 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 9 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 9 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 9 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 10 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 10 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 10 Sách bài tập Lịch sử 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 4: Xã hội nguyên thủy

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON