YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 3: Lược đồ trí nhớ


Để giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu học tập HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ SGK Cánh diều với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa chi tiết, cụ thể. Hi vọng tài liệu giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

a. Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta

- Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh - một nơi nào đấy - người đó đã trải nghiệm.

- Tồn tại trong trí não con người.

b. Lược đồ trí nhớ về không gian rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa đến

Khi học địa lí Việt Nam hay thế giới - Những tri thức về không gian và sự phân bố các đối tượng địa lí, một thuộc tính của chúng, được lưu trữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ.

1.2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

Để vẽ lược đồ trí nhớ, em thực hiện các bước sau:

- Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi sẽ vẽ lược đồ.

- Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh sẽ vẽ về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.

- Vị trí bắt đầu: Địa điểm/khu vực được chọn để vẽ lược đồ.

1.3. Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

- Trong cuộc sống:

+ Có lược đồ trí nhớ phong phú về vùng đất đang sống sẽ sử dụng không gian sống hiệu quả hơn

=> Nhiều lựa chọn trong việc di chuyển.

+ Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú => Không gian đó ý nghĩa, gắn bó hơn.

- Trong học tập:

+ Giúp việc học Địa lí thú vị hơn;

+ Nắm kiến thức Địa lí chắc hơn;

+ Khả năng vận dụng vào cuộc sống đa dạng hơn.

Bài tập minh họa

2.1. Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

Hãy điền lên lược đồ trống Việt Nam tên các quốc gia và biển tiếp giáp nước ta, ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở mỗi thành phố, hãy liệt kê ba địa danh nổi tiếng mà em biết thông qua xem ti vi, nghe đài, đọc sách, báo,…

Hướng dẫn giải:

Áp dụng kiến thức thực tiễn của bản thân kết hợp với kênh chữ và lược đồ trí nhớ trong sách giáo khoa.

Lời giải chi tiết:

Em điền lên lược đồ trống theo các gợi ý sau:

- Tên các quốc gia tiếp giáp nước ta (trên đất liền):Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.

- Biển tiếp giáp nước ta: Biển Đông.

- 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM

+ Hà Nội: Hồ Hoàn Kiếm, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, hồ Tây.

+ Đà Nẵng: bán đảo Sơn Trà, sông Hàn, Bà Nà Hills.

+ TP.HCM: cảng Sài Gòn, bến cảng Nhà Rồng, công viên Suối Tiên.

2.2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường. Gợi ý các đối tượng cần vẽ:

- Đường làng hoặc đường ô tô

- Sông, suối, hồ, cây, cửa hàng, chợ, nhà cao tầng,...

Hướng dẫn giải:

Sử dụng kến thức của bản thân để nhớ và vẽ lại lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường.

Lời giải chi tiết:

Hình vẽ minh họa như sau:

2.3. Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

Quan sát hình 3.5, hãy lựa chọn các địa điểm danh thắng mà em muốn đến và tạo ra một lược đồ trí nhớ để đi từ trụ sở Vườn quốc gia Ba Vì đến những địa điểm danh thắng đã chọn.

Hình 3.5. Sơ đồ du lịch Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội, Việt Nam)

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 3.5 SGK và vận dụng kiến thức của bản thân để tạo ra lược đồ trí nhớ.

Lời giải chi tiết:

Địa điểm danh thắng mà em muốn đến là: Quần thể bách xanh cổ thụ, Đền Thượng và tháp Bảo Thiên.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân em.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 1 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về một nơi nào đấy
    • B. Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh
    • C. Lược đồ trí nhớ là những gì người đó đã trải nghiệm được nhớ lại .
    • D. Cả 3 đáp án trên
    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
    • A. Khi học địa lí Việt Nam hay thế giới - Những tri thức về không gian và sự phân bố các đối tượng địa lí, một thuộc tính của chúng, được lưu trữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ.
    • B. Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh - một nơi nào đấy - người đó đã trải nghiệm.
    • C. Tồn tại trong trí não con người.
    • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 116 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 52 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 52 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 53 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 53 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 53 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 53 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF