YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em nắm vững nội dung kiến thức bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em học tập tốt.

 

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Khi vẽ bản đồ, để chuyển bề mặt cong của Trái Đất sang mặt phẳng phải thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên quả Địa Cầu rồi chuyển lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.

- Tùy theo mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ để lựa chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.

- Với mỗi phép chiếu bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm khác nhau.

1.2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

- Kí hiệu bản đồ:

+ 3 loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

+ 3 dạng: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.

- Chú giải bản đồ: gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

- Đối với bản đồ địa hình: sử dụng đường đồng mức/thang màu để thể hiện địa hình trên bề mặt Trái Đất.

1.3. Tỉ lệ bản đồ

- Là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.

- 3 loại:

- Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ:

+ Tính khoảng cách thực tế giữa 2 điểm trên bản đồ: căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.

+ Tính khoảng cách theo đường thẳng (đường chim bay) giữa 2 điểm: dùng compa/thước kẻ/mảnh giấy có cạnh thẳng.

1.4. Phương hướng trên bản đồ

- Các hướng chính trên bản đồ:

Hình 2.11 Các hướng chính

- 2 cách xác định phương hướng trên bản đồ: dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ.

1.5. Một số bản đồ thông dụng (2 nhóm)

- Bản đồ địa lí chung: thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể trên bề mặt đất như địa hình, đất, sinh vật,...

=> Không tập trung làm nổi bật yếu tố nào.

- Bản đồ địa lí chuyên đề: tập trung thể hiện 1 - 2 đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.

Bài tập minh họa

2.1. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Quan sát hình 2.2 và 2.3, hãy nhận xét về diện tích đảo Grin-len so với lục địa Nam Mỹ.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 SGK trang 107 và liên hệ kiến thức bản thân rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết

Ở cả hai hình 2.2 và 2.3 ta đều thấy đảo Grin-len nhỏ hơn so với lục địa Nam Mỹ, tuy nhiên:

- Hình 2.2: Phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng thì diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn không đáng kể so với lục địa Nam Mỹ.

- Hình 2.3: Phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến là những đường cong chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng song song với nhau thì ta thấy diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn rất nhiều so với lục địa Nam Mỹ.

2.2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ

- Quan sát hình 2.6A và hình 2.6B hãy cho biết yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải nào.

- Quan sát hình 2.7, hãy cho biết trên hình đã sử dụng các loại kí hiệu nào và các dạng kí hiệu nào. Lấy ví dụ cụ thể.

Hình 2.7. Một số phường của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 2.6 và 2.7 SGK và nghiên cứu nội dung kiến thức mục 2 xác định các loại kí hiệu.

Lời giải chi tiết:

- Yếu tố địa hình được thể hiện trong bảng chú giải 2.6A.

- Trong hình 2.7 đã sử dụng các loại kí hiệu và dạng kí hiệu như sau:

Các loại kí hiệu:

+ Kí hiệu điểm: cảng, trung tâm hành chính cấp tỉnh, trung tâm hành chính cấp huyện.

+ Kí hiệu đường: đường sắt, đường ô tô, địa giới thị trấn, phường, xã.

+ Kí hiệu diện tích: khu dân cư, bãi cát ướt, bãi lầy.

Các dạng kí hiệu:

+ Kí hiệu chữ: chợ, khu vui chơi giải trí, khách sạn

+ Kí hiệu tượng hình: cầu, bến xe, bệnh viện, bảo tàng, đền, chùa, nhà thờ.

2.3. Tỉ lệ bản đồ

1. Quan sát hình 2.8, hãy cho biết có bao nhiêu cách thể hiện tỉ lệ bản đồ. Đó là những cách nào?

2. Dựa vào hình 2.9, hãy tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 2.8 SGK trang 109.

2. Dựa vào hình 2.9 SGK trang 110.

Lời giải chi tiết:

1. Cách thể hiện tỉ lệ bản đồ

Có ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ:

+ Thể hiện bằng chữ (Tỉ lệ chữ)

+ Thể hiện bằng số (Tỉ lệ số)

+ Thể hiện bằng thước (Tỉ lệ thước).

2. Tính khoảng cách

- Khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng trên bản đồ là: 2,2 cm.

- Căn cứ tỉ lệ lệ thước, 1 cm tren bản đồ = 20 km trên thực địa

 => Khoảng cách thực tế từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng là: 20 x 2,2 = 44 (km).

2.4. Phương hướng trên bản đồ

Quan sát hình 2.12 và hình 2.13, hãy cho biết các hướng của OA, OB, OC và OD có trong mỗi hình.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào hình 2.12 và 2.13 trong SGK trang 111 để xác định các hướng.

Lời giải chi tiết

- Hình 2.12:

+ Hướng của OA: hướng Bắc.

+ Hướng của OB: hướng Đông.

+ Hướng của OC: hướng Nam.

+ Hướng của OD: hướng Tây.

- Hình 2,13: 

+ Hướng của OA: hướng Đông Nam.

+ Hướng của OB: hướng Tây Nam.

+ Hướng của OC: hướng Bắc.

+ Hướng của OD: hướng Đông Bắc.

2.5. Một số bản đồ thông dụng (2 nhóm)

Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả Địa Cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng hơn?

Hướng dẫn giải:

Liên hệ kiến thức trong SGK phần Tỉ lệ bản đồ.

Lời giải chi tiết:

Để thể hiện toàn bộ Trái Đất, giữa quả Địa Cầu và bản đồ, thì quả Địa Cầu sẽ thể hiện đúng hơn

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
+ Biết được các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
+ Biết xác định phương hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 4 phần Luyện tập và vận dụng trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Giải bài 1 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 4 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 5 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 6 trang 51 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 7 trang 51 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 8 trang 51 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 9 trang 51 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Giải bài 10 trang 52 Sách bài tập Địa lí 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF