YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 21: Biển và đại dương


Tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 21: Biển và đại dương SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đại dương thế giới

- Đại dương thế giới là lớp mước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Trên thế giới có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

1.2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển

1.3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương

a. Sóng biển

- Hình thành do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.

- Khi ngoài khơi xảy ra động đất hay núi lửa ngầm, có thể xuất hiện những sóng dài đơn độc, di chuyển nhanh, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần.

b. Thủy triều

- Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

- Hình thành do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.

- Mỗi tháng có hai lần thủy triều lên xuống lớn nhất (triêu cường) là các ngày trăng tròn hoặc không trăng, hai lần thủy triều lên xuống nhỏ nhất (triều kém) là các ngày trăng khuyết.

c. Dòng biển

- Là các dòng nước chảy trong biển và đại dương (giống như các dòng sông trên lục địa).

- Có hai loại dòng biển: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

- Hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.

Bài tập minh họa

2.1. Đại dương thế giới

Xác định vị trí các đại dương trên hình 1. Cho biết mỗi đại dương tiếp giáp với các châu lục nào.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 1 SGK, xác định vị trí các đại dương.

Lời giải chi tiết:

- HS tự xác định vị trí các đại dương trên hình 1.

- Tiếp giáp:

+ Thái Bình Dương: giáp châu Mỹ, châu Nam Cực, châu Á, châu Đại Dương.

+ Đại Tây Dương: giáp châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Nam Cực.

+ Ấn Độ Dương: giáp châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

+ Bắc Băng Dương: giáp châu Mỹ, châu Âu và châu Á.

2.2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển

Dựa vào thông tin trong mục 2, em hãy nhận xét sự thay đổi của độ muối và nhiệt độ giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức về độ muối, nhiệt độ của nước biển.

Lời giải chi tiết:

Độ muối và nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới.

- Độ muối của vùng biển nhiệt đới là 35 - 36‰, vùng biển ôn đới là 24 - 27‰.

- Nhiệt độ của vùng biển ôn đới là 24 - 27oC, vùng biển ôn đới là 16 - 18oC.

2.3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương

1. Đọc thông tin trong mục a, b và quan sát hình 2, em hãy trình bày hiện tượng sóng biển và hiện tượng thủy triều (biểu hiện, nguyên nhân...).

2. Em hãy cho biết thế nào là dòng biển.

3. Dựa vào hình 3, em hãy kể tên hai dòng biển nóng và hai dòng biển lạnh ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào kiến thức mục Một số dạng vận động của nước biển và đại dương.

- Quan sát hình ảnh 2 và 3

Lời giải chi tiết:

1. 

Hiện tượng

Sóng biển

Thủy triều

Khái niệm

Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

Nguyên nhân

Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.

Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Biểu hiện

Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,…

Triều cường, triều kém.

2. Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

3. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh

- Thái Bình Dương

+ Hai dòng biển nóng: Bắc Thái Bình Dương, Nam Xích đạo.

+ Hai dòng biển lạnh: Pê-ru, Ca-li-phoóc-ni-a.

- Đại Tây Dương:

+ Hai dòng biển nóng: Bra-xin, Bắc Xích đạo.

+ Hai dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.
+ Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ, độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.
+ Trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 166 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 166 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 166 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 48 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 49 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 49 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8 trang 50 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 9 trang 51 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10 trang 51 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11 trang 51 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 21: Biển và đại dương

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON