YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước


Qua nội dung tài liệu Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em nắm vững nội dung kiến thức bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em học tập tốt!

 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thủy quyển

- Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất; gồm nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy, nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng và hơi nước trong khí quyển,…

- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển:

+ Nước mặn (97,5%)

+ Nước ngọt (2,5%), bao gồm: nước dưới đất (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).

1.2. Vòng tuần hoàn lớn của nước

- Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, tạo nên vòng tuần hoàn.

- Vòng tuần hoàn lớn của nước:

+ Bốc hơi: Nước từ sông, hồ, biển, đại dương bốc hơi, cơ thể sinh vật thoát hơi cung cấp hơi nước cho khí quyển.

+ Nước rơi: Hơi nước ngưng tụ khi đạt đến trạng thái bão hòa mà vẫn được bổ sung hơi nước/gặp lạnh tạo thành mây; các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng rơi xuống thành mưa.

+ Dòng chảy: nước mưa rơi xuống tạo thành các dòng chảy.

Bài tập minh họa

2.1. Thủy quyển

Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:

- Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.

- Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 1 SGK

- Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.

- Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng.

Lời giải chi tiết:

- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển gồm: nước mặn (97,5%) và nước ngọt (2,5%).

- Nước ngọt tồn tại dưới 3 dạng: nước dưới đất (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).

2.2. Vòng tuần hoàn lớn của nước

Quan sát sơ đồ hình 2 kết hợp với hiểu biết của em, hãy:

- Cho biết nước mưa rơi xuống bề mặt Trái Đất sẽ tồn tại ở những đâu.

- Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

Hướng dẫn giải:

Quan sát sơ đồ hình 2 kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Nước mưa rơi xuống bề mặt Trái Đất sẽ tồn tại ở sông suối, đại dương; hơi nước (bốc thoát hơi); thấm vào nước ngầm.

- Vòng tuần hoàn lớn của nước:

+ Bốc hơi: Nước từ sông, hồ, biển, đại dương bốc hơi, cơ thể sinh vật thoát hơi cung cấp hơi nước cho khí quyển.

+ Nước rơi: Hơi nước ngưng tụ khi đạt đến trạng thái bão hòa mà vẫn được bổ sung hơi nước/gặp lạnh tạo thành mây; các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng rơi xuống thành mưa.

+ Dòng chảy: nước mưa 1 phần thấm xuống đất tạo thành dòng chảy ngầm, 1 phần tạo thành các dòng chảy mặt (sông suối) và đổ ra biển, kết thúc vòng tuần hoàn.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Kể tên được các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
+ Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.
+ Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A.  Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm
    • B. Do mưa rơi xuyên qua không khí
    • C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định
    • D. Do không khí chứa nhiều mây
    • A. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước.
    • B. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Tiếp đó hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
    • C. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp gió thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
    • D. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
    • A. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao.
    • B. Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
    • C. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
    • D. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 157 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 157 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 44 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 44 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 44 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 45 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 45 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 45 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON