YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà


Với mục đích đồng hành cùng các em học sinh lớp 6 HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà nhằm giúp các em có thể nắm vững kiến thức cũng như tăng thêm hứng thú học tập. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sông, hồ

a. Sông

- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết nuôi dưỡng.

- Các bộ phận của một dòng sông lớn:

+ Sông chính;

+ Phụ lưu: sông đổ nước bào sông chính;

+ Chi lưu: sông thoát nước cho sông chính.

- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cấp nước sông:

+ Sông có nguồn cấp nước là nước mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa.

+ Sông có nguồn cung cấp nước là tuyết tan: mùa lũ trùng với mùa xuân.

+ Sông có nguồn cung cấp nước là băng tan: mùa lũ vào đầu mùa hạ.

b. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Nước sông, hồ được con người sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, nước sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, làm thủy điện.

- Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ:

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao;

+ Hạn chế lãng phí nước;

+ Góp phần bảo vệ tài nguyên nước.

1.2. Nước ngầm (nước dưới đất)

- Nước ngầm là nước trong tầng chứa nước thường xuyên dưới bề mặt đất, được tạo nên chủ yếu bởi nước mưa, nước sông, hồ… thấm xuống đất.

- Tầm quan trọng của nước ngầm:

+ Nguồn cung cấp nước sinh hoạt;

+ Góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi;

+ Cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.

1.3. Băng hà (sông băng)

- Trên Trái Đất 10% diện tích lục địa được bao phủ bởi băng hà.

- Tầm quan trọng của băng hà:

+ Góp phần điều hòa nhiệt độ Trái Đất;

+ Cung cấp nước cho các dòng sông;

+ Nguồn nước ngọt dữ trữ cho tương lai

Bài tập minh họa

2.1. Sông, hồ

a. Sông

1. Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, em hãy mô tả các bộ phận của một dòng sông lớn.

2. Em hãy nêu mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước cho sông.

b. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

1. Em hãy cho biết nước sông, hồ có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất.

2. Đọc thông tin trong mục b, quan sát hình 2 và dựa vào hiểu biết của em, hãy cho biết việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ có thể mang lại những lợi ích gì. Nêu ví dụ.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 1, 2 SGK kết hợp kiến thức đã học về sông và sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.

Lời giải chi tiết

a. Sông

1. Các bộ phận của một dòng sông lớn: sông chính, phụ lưu và chi lưu.

- Phụ lưu: sông đổ vào sông chính.

- Chi lưu: sông thoát nước cho sông chính.

2. Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cấp nước sông

- Sông có nguồn cấp nước là nước mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa.

- Sông có nguồn cung cấp nước là tuyết tan: mùa lũ trùng với mùa xuân.

- Sông có nguồn cung cấp nước là băng tan: mùa lũ vào đầu mùa hạ.

b. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

1. Vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống và sản xuất

- Phát triển giao thông, du lịch;

- Nước sinh hoạt;

- Tưới tiêu;

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản;

- Làm thủy điện.

2. Lợi ích của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao;

- Hạn chế lãng phí nước;

- Góp phần bảo vệ tài nguyên nước.

=> Ví dụ: Hồ thủy điện Hòa Bình được khai thác, sử dụng tổng hợp với nhiều mục đích: cung cấp điện (thủy điện), phòng chống lũ cho Đông bằng sông Hồng, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, giao thông, du lịch, nuôi trông thủy sản.

2.2. Nước ngầm (nước dưới đất)

1. Dựa vào hình 3, em hãy cho biết nước ngầm được hình thành như thế nào.

2. Nước ngầm chủ yếu được sử dụng vào mục đích gì?

3. Nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 3 và dựa vào kiến thức đã học về nước ngầm.

Lời giải chi tiết:

1. Nước ngầm được hình thành từ nước mưa, nước sông, hồ,... thấm xuống đất.

2. Nước ngầm chủ yếu được sử dụng vào mục đích: sinh hoạt và nước tưới.

3. Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm

- Không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước;

- Hạn chế tối đa sử dụng hóa chất;

- Sử dụng tiết kiệm nước;

- Không sử dụng chất thải tươi làm phân bón,...

2.3. Băng hà (sông băng)

Nêu vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức đã học về băng hà.

Lời giải chi tiết

Vai trò của băng hà

- Đối với tự nhiên:

+ Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất;

+ Cung cấp nước cho các dòng sông.

- Đối với đời sống con người: nguồn dự trữ nước ngọt trong tương lai.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn, mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông.
+ Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.
+ Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.
+ Có ý thức sử dụng hợp lú và bảo vệ nước sông, hồ, nước ngầm và băng hà.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 162 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 162 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 162 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 45 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 46 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 46 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 47 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 47 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 47 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 47 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8 trang 47 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 9 trang 47 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10 trang 48 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11 trang 48 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 12 trang 48 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF