YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 1: Lịch sử là gì?


Qua nội dung tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 1: Lịch sử là gì? SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em với nội dung đầy đủ và chi tiết, giúp các em học sinh lớp 6 tìm hiểu kĩ hơn nội dung bài học, nắm vững kiến thức. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lịch sử và môn Lịch sử

- Mọi sự vật xung quang chúng ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian. Xã hội loài người cũng vậy. Sự thay đổi đó chính là lịch sử.

- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

1.2. Vì sao phải học Lịch sử

- Học Lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải sáng tạo, đấu tranh để có được đất nước như ngày hôm nay.

- Học Lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

1.3. Khám phá từ các nguồn sử liệu

Tư liệu gốc

-Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Hình 1.4. Bản thảo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19-12-1946

Tư liệu truyền miệng

-Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

Tư liệu chữ viết

-Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.

Tư liệu hiện vật

-Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

Bài tập minh họa

2.1. Lịch sử và môn Lịch sử.

Câu 1

Lịch sử là gì? Em hãy nêu một ví dụ lịch sử cụ thể.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức phần 1 Lịch sử và môn Lịch sử kết hợp với hiểu biết của bản thân.

Hướng dẫn giải:

- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Ví dụ:

Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này được coi là lịch sử vì đã xảy ra trong quá khứ và có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam.

Câu 2

Theo em, những câu hỏi nào có thể đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1?

Hình 1.1. Rồng đá trước thềm Điện Kính Thiên, thế kỉ XV, khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.1

Hướng dẫn giải:

- Quan sát hình ảnh rồng đá, có thể đặt được một số câu hỏi như sau:

+ Con Rồng đá được xây dựng từ khi nào?

+  Ai là người cho xây dựng con Rồng đá đó?

+ Con Rồng đá và nền điện kính Thiên có cùng niên đại không?

+ Con Rồng đá có trải qua lần trùng tu nào không? Nếu có thì đó là những lần nào?

+ Con Rồng đá trước Điện Kính Thiên có giá trị và ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với hiện tại?

2.2. Vì sao phải học Lịch sử?

Câu 1

- Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức mục 2. Vì sao cần phải học Lịch sử?

Hướng dẫn giải:

-“Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử”. Em không đồng ý với ý kiến này, bởi vì:

- Câu nói trên  nói đúng khái niệm về lịch sử là những gì đã qua tuy nhiên, người nói chưa hiểu rõ về ý nghĩa và giá trị của việc học Lịch sử.

- Học Lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo và đấu tranh như thế nào để có được đất nước Việt Nam như ngày nay.

- Chẳng thế mà chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã viết:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

- Học Lịch sử không chỉ giúp chúng ta nhớ về cội nguồn mà chúng ta còn vận dụng được những bài học đó nhằm phục vụ hiện tại và tương lại.

- Như vậy, việc học Lịch sử là cần thiết để giáo dục học sinh về cội nguồn, truyền thống yêu nước của ông cha, tổ tiên mà còn giúp vận dụng được những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu vào cuộc sống.

Câu 2

- Em hiểu thế nào về từ gốc tích trong câu bên dưới của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Nêu ý nghĩa của câu thơ đó?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế.

Hướng dẫn giải:

-Ý nghĩa của từ “gốc tích”: lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là một phần lịch sử của đất nước ta-sử ta.

- Câu thơ của Bác muốn dạy chúng ta phải học, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và tương lại. Biết về quá khứ để rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

2.3. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu

Câu 1

- Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào mục 3. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu.

Hướng dẫn giải:

-Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

-Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.

-Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

- Quá khứ đã qua và không thể quay lại được, chỉ còn nguồn sử liệu chứa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại với chúng ta. Bởi thế, ngay từ thế kỉ XIX, nhà sử học Pháp Langlois Sh.Seniobos đã khẳng định: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử”. Có thể hình dung tư liệu như những mảnh ghép để nhà sử học ghép thành bức tranh lịch sử - giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình, nhiều mảnh ghép ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh.

Câu 2

Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất? Hãy lấy một ví dụ chứng minh cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu có trong bài.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức phần tư liệu gốc.

Hướng dẫn giải:

-Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

-Ví dụ về tư liệu gốc trong sách giáo khoa:

Hình 1.4. Bản thảo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19-12-1946

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Nêu được khái niệm môn lịch sử và môn Lịch sử.

+ Hiểu được lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ.

+ Giải thích được vì sao cần phải học môn Lịch sử.

+ Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 4 phần Luyện tập và vận dụng trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 5 phần Luyện tập và vận dụng trang 14 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 5 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 6 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 6 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 1: Lịch sử là gì?

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON