Giải bài 4 trang 7 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST
Tục ngữ Việt Nam có câu “Tam sao thất bản”; theo em loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó? Kể tên và giải thích tại sao
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 4
Phương pháp giải:
- Dựa theo nội dung kiến thức bài học, kết hợp hiểu biết bản thân, phân tích ý nghĩa câu tục ngữ để trả lời bài tập.
Lời giải chi tiết:
- “Tam sao thất bản” là câu thành ngữ nói về việc: trong quá trình truyền đạt, thông tin có thể bị sai lệch, không đúng với thực tế ban đầu.
- Tư liệu truyền miệng là loại tư liệu dễ mắc hạn chế “tam sao thất bản”.
+ Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như: truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca… được truyền từ đời này qua đời khác.
+ Trong giai đoạn chưa có chữ viết, các câu truyện, thần thoại, ca dao… được truyền bá lại qua nhiều thế hệ, do đó dễ dẫn tới tình trạng bị sai lệch thông tin, nảy sinh nhiều dị bản khác nhau. Ví dụ: đoạn kết của truyền thuyết thánh Gióng
Trong sách Lĩnh Nam chích quái có viết: Đi đến đất Sóc Sơn, Gióng cởi áo, cưỡi ngựa bay lên trời.
Trong thần tích tại đền Thánh Gióng ở xã Phù Đổng, huyện Sóc Sơn có viết: “Đánh xong trận ở Trâu Sơn và Hà Lỗ, Gióng cho ngựa phi đến bến Bồ Đề và dừng lại uống nước sông Hồng… Tiếp đó, Gióng lại phi ngựa vượt ngược lên Hồ Tây rồi buộc ngựa vào gốc đa bên bờ, nhảy xuống hồ tắm. Nơi này về sau được dân làng lập đền thờ cúng”.
-- Mod Lịch sử và Địa lí 6 HỌC247
-
Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là ai?
bởi Nguyễn Lệ Diễm 30/11/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đền Hùng là tư liệu gì?
bởi Việt Long 01/12/2021
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?
bởi Nguyễn Vân 30/11/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời