Bài tập Thảo luận 2 trang 75 SGK Lịch sử 11 Bài 14
Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929 có những điểm gì nổi bật?
Hướng dẫn giải chi tiết
- Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929 có những điểm nổi bật sau đây:
- Về kinh tế:
- Phát triển không đều xen lẫn khủng hoảng.
- Từ năm 1914 đến năm 1919, nền kinh tế phát triển vượt bậc. Nhưng sau đó lại lâm vào khủng hoảng.
- Năm 1926, sản lượng công nghiệp mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh nhưng đến năm 1927, cuộc khủng hoảng tài chính lại bùng nổ ở Tô-ki-ô.
- Phát triển không đều xen lẫn khủng hoảng.
- Về xã hội:
- Đời sống nhân dân đói khổ, phong trào đấu tranh lên cao, phong trào công nhân phát triển dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Nhật Bản (7-1922).
- Số người thất nghiệp tăng nhanh, nông dân bị bần cùng hóa,…
- Về chính trị, đối ngoại:
- Đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Chính phủ Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị như: ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng,…
- Cuối thập kỉ 20, Chính phủ của tướng Ta-na-ca đã thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hiếu chiến phản động.
- Về kinh tế:
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247
-
Đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, ngoại trừ
bởi Mai Thuy 12/01/2021
A. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu
C. Giải quyết tình trạng nhập cư
D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản gây ra?
bởi khanh nguyen 11/01/2021
A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém
B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người
C. Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn
D. Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?
bởi thi trang 12/01/2021
A. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản
B. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản
C. Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước
D. Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào không phải là đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX?
bởi thủy tiên 12/01/2021
A. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng.
C. Quá trình quân phiệt hóa kéo dài.
D. Thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và lực lượng phát xít.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận 1 trang 75 SGK Lịch sử 11 Bài 14
Bài tập Thảo luận trang 76 SGK Lịch sử 11 Bài 14
Bài tập Thảo luận trang 77 SGK Lịch sử 11 Bài 14
Bài tập Thảo luận trang 78 SGK Lịch sử 11 Bài 14
Bài tập 1 trang 78 SGK Lịch sử 11
Bài tập 2 trang 78 SGK Lịch sử 11
Bài tập 1.1 trang 73 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.2 trang 73 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.3 trang 73 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.4 trang 73 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.5 trang 73 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.6 trang 73 SBT Lịch Sử 11
Bài tập 1.7 trang 73 SBT Lịch Sử 11