Giải bài 2 tr 52 sách GK Sử lớp 11
Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết diễn ra như thế nào ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thành công?
Gợi ý trả lời bài 2
Xây dựng Chính quyền Xô viết
- Ngay trong đêm 25-10-1917 (7-11-1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.
- Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô viết đã được thông qua: Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. Các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương được thành lập, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản. Hồng quân công nông được thành lập để bảo vệ chính quyền mới.
- Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Bảo vệ Chính quyền Xô viết
- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ. Trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững Chính quyền Xô viết.
- Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 Chính quyền Xô viết thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.
- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân (từ 16 đến 50 tuổi)…nhằm phát động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.
- Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, Hồng quân và nhân dân Xô viết đã từng bước đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng cách mạng trong và ngoài nước. Cuối năm 1920, chiến sự chấm dứt, Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247
-
A. Giai cấp tư sản Nga ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế của mình
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây truyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới.
D. Giai cấp vô sản Nga có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Xây dựng chính quyền Xô viết đại biểu công – nông – binh.
B. Thành lập được chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản.
C. Lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng
D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Vì sao nói, sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có diễn ra ở nước Nga?
bởi Lê Trung Phuong 11/01/2021
A. Chính quyền của nhân dân lao động lần đầu tiên được thành lập.
B. Nước Nga bị đe dọa bởi nguy cơ thù trong giặc ngoài.
C. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập cùng tồn tại.
D. Nước Nga bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao nói: “Cách mạng tháng 10 Nga còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?”
bởi Lê Trung Phuong 12/01/2021
A. Cách mạng giải quyết mâu thuẫn dân tộc
B. Cách mạng đánh đuổi giặc ngoại xâm.
C. Cách mạng giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.
D. Cách mạng giành độc lập cho giai cấp nông dân
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Kết quả lớn nhất của cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông đêm 25-10-1917 là gì?
bởi nguyen bao anh 12/01/2021
A. Các bộ trưởng của chính phủ lâm thời tư sản bị bắt.
B. Cung điện Mùa Đông bị quân khởi nghĩa chiếm.
C. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt.
D. Quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grát.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao năm 1919, chính quyền Xô Viết thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”?
bởi Tieu Dong 11/01/2021
A. Vì muốn phát triển kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội.
B. Vì muốn khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
C. Vì muốn bảo vệ chính quyền Xô Viết khỏi các thế lực thù trong, giặc ngoài.
D. Vì muốn bảo vệ đời sống của nhân dân.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Đấu tranh hòa bình.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Khởi nghĩa vũ trang.
D. Đấu tranh hòa bình kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Mở ra ki nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nét độc đáo của tình hình chính trị ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
bởi Nguyễn Anh Hưng 11/01/2021
A. thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại.
C. chính quyền phong kiến Nga hoàng bị lật đổ.
D. liên quân 14 nước đế quốc can thiệp vũ trang vào nước Nga.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính quyền Xô viết được thành lập.
B. Nga đánh bại cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc.
C. chủ nghĩa pát xít lên nắm quyền và phát động chiến tranh thế giới.
D. Mỹ, Anh, Liên Xô thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố có ý nghĩa quyết định làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười ngay sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
bởi Mai Trang 11/01/2021
A. cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài.
B. đường lối tiếp tục làm cách mạng của Đảng Bôn-sê-vích.
C. Chính phủ lâm thời tư sản tiếp tục đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
D. Chế độ Nga hoàng đã bị lật đổ nhưng nhiêu mâu thuẫn chưa được giải quyết.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính chất của cuộc CMT1 năm 1917 ở Nga là
bởi Hữu Trí 11/01/2021
A. dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. cách mạng vô sản.
C. dân chủ tư sản kiểu mới
D. cách mạng tư sản triệt để.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là gì?
bởi Nguyễn Trà Giang 11/01/2021
A. Tham chiến một cách có điều kiện.
B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.
D. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận 2 trang 52 SGK Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 1 trang 52 SGK Lịch sử 11
Bài tập 1 trang 49 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 2 trang 52 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 3 trang 52 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 4 trang 53 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 5 trang 53 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 6 trang 53 SBT Lịch sử 11 Bài 9
Bài tập 7 trang 54 SBT Lịch sử 11 Bài 9