Vận dụng trang 8 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy.
Hướng dẫn giải chi tiết Vận dụng
Phương pháp giải
B1: Tìm kiếm trên internet với từ khóa: “Hà Nội nghìn năm văn hiến”, “Lược sử Hà Nội”, “Các công trình nghiên cứu khoa học về Hà Nội”,...
B2: Lựa chọn thông tin.
Lời giải chi tiết
Để tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long, ta có các nguồn sử liệu sau:
- Sử liệu gốc: Là các dấu tích như cung điện, các di vật được tìm thấy tại khu vực khai quật và đang lưu trữ trong các bảo tàng như bảo tàng Hà Nội, bảo tàng Lịch sử...
- Sử liệu thành văn: Thông qua các tài liệu sách, báo như Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử Việt Nam trung đại, Đại cương lịch sử Việt Nam...các trang báo điện tử...
- Sử liệu truyền miệng: Các bài hát, hò vè, dân ca, cao dao về kinh đô Thăng Long.
=> Trong các nguồn sử liệu trên, những dấu tích của hoàng thành Thăng Long và những di vật đang được lưu giữ tại các bảo tàng là nguồn sử liệu quan trọng nhất và đáng tin cậy nhất, bởi đó là nguồn sử liệu gắn trực tiếp với sự ra đời, hình thành, phát triển của kinh đô Thăng Long từ thời Lý cho đến ngày nay.
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Luyện tập 1 trang 8 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 8 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 1 trang 3 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 2 trang 3 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 3 trang 4 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 4 trang 5 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST