YOMEDIA
NONE

Câu hỏi mục 4.3 trang 120 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 4.3 trang 120 SGK Lịch sử 10 Cánh diều

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.10 đến 16.13, hãy:

- Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Nêu những nét nổi bật trong đời sống tinh thần của một dân tộc mà em biết.

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục 4.3

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3 Bài 16 SGK.

Bước 2: Xác định những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

* Những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

- Tín ngưỡng: 

+ Thờ cúng tổ tiên, thờ vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp. 

+ Người Kinh là thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề,… 

+ Dân tộc thiểu số: thờ thần tự nhiên, thần nông nghiệp  

- Tôn giáo:

+ Phật giáo: được du nhập từ thế kỷ 2 TCN, từng trở thành tôn giáo được phổ biến rộng rãi dưới triều Lý- Trần. Phổ biên ở Việt Nam là Phật giáo Đại thừa.

+ Hindu giáo: dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Ấn Độ giáo.

+ Hồi giáo: Người Chăm ở Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Công giáo: được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Phong tục tập quán:

+ Người Kinh ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình. Trong cưới xin, tang ma gồm nhiều nghi lễ.

+ Một số dân tộc thiểu số vẫn còn hình thức mẫu hệ. Người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện ở thánh đường.

- Lễ hội:

+ Người Kinh tổ chức lễ hội vào mùa xuân sau tết Nguyên Đán.Lễ hội cũng là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian.

+ Các tộc người thiểu số ở Tây Bắc có lễ hội cầu mưa, lễ hội múa hát giao duyên,…

- Nghệ thuật: 

+ Các loại hình nghệ thuật của dân tộc Kinh rất đa dạng tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,…

* Những nét nổi bật trong đời sống tinh thần của dân tộc ở Tây Nguyên:

Trong sinh hoạt cộng đồng, thời điểm lễ hội diễn ra một loại nhạc cụ được nhiều dân tộc sử dụng là cồng chiêng. Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng,. Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác Văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộc sinh sống ở khu vực Tây Nguyên, Ba Na, Xơ Đăng, Mnong, Cơ Ho, Ê-đê,…

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Câu hỏi mục 4.3 trang 120 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON