Hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 16 Văn minh Chăm-pa giúp các em nắm vững và củng cố kiến thức đã học.
-
Câu hỏi mục I.1 trang 95 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa.
-
Câu hỏi mục I.2 trang 95 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Điều kiện dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?
-
Câu hỏi mục I.3 trang 95 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Chăm-pa.
-
Câu hỏi mục II.1 trang 96 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Chăm-pa cổ đại.
-
Câu hỏi mục II.2 trang 96 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa.
-
Câu hỏi mục II.3 trang 97 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa.
-
Câu hỏi 1 mục II.4 trang 98 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.
-
Câu hỏi 2 mục II.4 trang 98 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào kiến thức trong bài và Hình 16.5, em hãy cho biết nét độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa.
-
Luyện tập trang 99 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.
-
Vận dụng trang 99 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy sưu tầm, giới thiệu một di sản văn minh Chăm-pa và cho biết cảm nhận của em về di sản đó.
-
Giải Câu 1 trang 99 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 16.1, 16.2 và đọc các tư liệu về hệ thống giếng cổ ở Gio An (Quảng Trị) và đập Nha Trinh (Ninh Thuận). Từ đó, hãy cho biết cách làm thuỷ lợi của người Chăm-pa có những ưu điểm nào. Những ưu điểm đó có tác dụng gì đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay ở miền Trung Việt Nam?
Tư liệu 16.1. Hệ thống 14 giếng cổ Gio An (Gio Linh, Quảng Trị) được công nhận là Di tích quốc gia năm 2001.Giếng cổ Gio An được xây dựng ven các quả đồi lớn, nhỏ trong hệ đồi ba-dan (bazan) Cồn Tiên, với đặc điểm nổi bật là xây dựng theo phương thức xếp, kè đá, dùng để cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp. Kết cấu của giếng phụ thuộc vào từng loại mạch nước, cụ thể là mạch nước ngầm hay mạch nước phun nổi nhưng tất cả các giếng Chăm cổ đều lợi dụng sự chênh lệch về độ cao để tạo ra dòng chảy tự nhiên.
Giếng cổ Gio An có 3 dạng. Một dạng giống có bể lắng và máng dẫn. Mỗi hệ thống giếng có 3 bậc. Bậc cao nhất là bãi đá rất rộng dùng để hứng nước, được xếp bằng đá cuội lớn, rất cứng. Từ bãi hứng này, nước chảy qua các máng được đẽo từ đá tổ ong và chảy xuống bậc thứ 2, gọi là giếng. Giếng cũng được xếp bằng đá cuội lớn, có độ sâu khoảng 1 m. Từ giếng, nước sẽ chảy vào các mướng dẫn tưới tiêu cho đồng ruộng bên dưới.
- Dạng thứ hai là những bể chứa được đào sâu và xếp bằng đá cuội lớn ngay cửa mạch nước trong sườn đồi trực tiếp chảy ra.
- Dạng thứ ba giống giếng khơi vùng nông thôn nhưng cũng có sắp xếp đá thành vòng tròn để chứa nước.
(Ngọc Vũ, Quảng Trị: Khám phá vùng đất có 14 giếng cổ Chăm-pa, trồng ra thứ rau đặc sản độc đáo nhất Việt Nam, Báo Dân Việt ngày 04 - 12 - 2021)
Tư liệu 16.2. Đập Nha Trinh là công trình dẫn thuỷ nhập điền tiêu biểu nhất của Chăm-pa, được xây dựng vào thế kỉ XII thời vua Pô Không Ga-rai. Hiện nay đập dài 385 m, cao 3 m, rộng 5 m gồm những tảng đá nặng vài tạ, khá vuông vức xếp sát nhau mà vẫn tạo ra những kẽ hở để nước có thể chảy luồn qua nên không bao giờ bị tức nước. Giữa các tảng đá là những bụi cây phun chai, một loài cây thuỷ sinh có rễ bám chắc vào thân đá để giữ đập. Từ đập Nha Trinh, một hệ thống mương dẫn rất dài cũng được xây dựng, trong đó Mương Chăm dài đến 60 cây số (chính là mương Cái do phụ nữ đào theo truyền thuyết), còn mượng Đực (tức mượng do nam giới đào) dài khoảng 50 cây số cùng với bốn đập con được xây liền kề để tích nước vào mùa khô đủ tưới cho khoảng 12 000 héc ta đất nông nghiệp.
(Tư liệu tổng hợp)
-
Giải Câu 2 trang 100 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát hình 16.3, em hãy cho biết người thợ làm gốm ở Bàu Trúc chủ yếu thuộc dân tộc gì.
-
Giải Câu 3 trang 101 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy mô tả thuyền Việt Khê (Hải Phòng) và các mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Từ các hình thức mai táng này, hãy cho biết quan niệm về sự sống và cái chết của người Việt cổ và người Chăm có điểm giống và khác nhau như thế nào.
-
Giải Câu 4 trang 102 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy tìm hiểu và trình bày đôi nét về nghi thức rước y trang Pô I-nư Na-ga (Po Inư Nagar). Nghi thức này có ý nghĩa gì trong lễ hội Ka-tê của người Chăm? Lễ hội Ka-tê có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Chăm-pa?
-
Giải Câu 5 trang 102 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành trên những cơ sở nào?
-
Giải Câu 6 trang 103 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
1. Quốc gia Lâm Ấp được hình thành ở khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
A. Miền Trung và Bắc Trung Bộ.
B. Miền Trung và Nam Trung Bộ.
C. Tỉnh Quảng Nam.
D. Tỉnh Bình Thuận.
2. Nhà nước Lâm Ấp được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
A. Phùng Nguyên.
B. Đồng Nai.
C. Sa Huỳnh.
D. Óc Eo.
3. Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là
A. Âu Lạc.
B. Chân Lạp.
C. Chăm-pa.
D. Phù Nam.
4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là
A. nông nghiệp, thủ công nghiệp.
B. nông nghiệp trồng lúa nước.
C. chăn nuôi, trồng lúa nước.
D. buôn bán bằng đường biển.
5. Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là
A. chiếm hữu nô lệ.
B. dân chủ chủ nô.
C. chuyên chế cổ đại phương Đông.
D. quân chủ lập hiến phương Đông.
6. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ cư dân Chăm-pa đã học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa dân tộc?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa táng người chết.
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
7. So với các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa có điểm gì khác biệt?
A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và đánh cá.
D. Đúc đồng, làm gốm, buôn bán đường biển phát triển mạnh.
8. Điểm khác nhau về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so vớ cư dân Chăm-pa là gì?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiền và các anh hùng dân tộc.
D. Sáng tạo chữ riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
9. Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa có nét đặc sắc nào?
A. Kĩ thuật xây dựng tháp đạt tới trình độ cao.
B. Hoạt động ngoại thương đường biển rất phát triển.
C. Chủ yếu làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Các nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản rất phát triển.
10. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là di sản văn hóa thế giới?
A. Tháp Bánh Ít.
B. Tháp Bà Pô Na-ga (Po Naga).
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Phố cổ Hội An.