Bài tập 5 trang 108 SBT Lịch sử 10 Bài 23
Bộ máy nhà nước dưới thời vua Quang Trung được tổ chức như thế nào?
Hướng dẫn giải chi tiết
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Hoàng đế Quang Trung tổ chức bộ máy nhà nước theo mẫu hình của các triều đại trước (Quân chủ chuyên chế) Đứng đầu triều đình là Hoàng đế. Công chúa Ngọc Hân (con vua Lê Hiển Tông) được phong là Bắc Cung Hoàng Hậu. Nguyễn Quang Toản được lập làm Thái tử. Hoàng đế thâu tóm trong tay tất cả các quyền lực nhà nước. Trong triều có hai ban văn , võ với các chức quan như tam công, tam thiếu, đại chủng tề, đại tư đồ, đại tư mã, đại tư không, đại tổng quản, đại đồng lý, đại đo đốc, thái lý,… Dưới các trọng thần văn võ là 6 bộ do các thượng thư đứng đầu, viện hàn lâm, viện ngự sử, viện thái y, viện sàng chính,…
- Ở địa phương, đơn vị hành chính như thời Lê, song có tổ chức lại chặt chẽ hơn. Từ Quảng Nam trở ra Bắc được chia làm nhiều trấn. Đứng đầu mỗi trấn là một Trấn thủ do một võ quan nắm giữ, phụ giúp là Hiệp trấn do quan văn phụ trách, tham trấn giúp Trấn thủ quản lý hành chính, tư pháp,…
- Các đơn vị hành chính địa phương dưới trấn là phủ, huyên, tổng, xã. ở cấp phủ, huyện có cặp đội quan văn võ, đứng đầu là võ phân xuất và văn phân tri quản lý. Riêng cấp huyện có thêm chức tả, hữu quản lý giúp việc. Ở tổng có tổng trưởng, ở xã có xã trưởng phụ trách quản lý hành chính.
- Quang Trung thực hiện chế độ phân phong các con trấn trị các khu vực quan trọng như Quan Thuỳ phụ trách Bắc thành tiết chế, Quan Bàn đốc trấn Thanh Hoá.
- Hàng ngũ quan lại bao gồm thân thuộc của nhà vua, các võ tướng Tây Sơn và các cựu thần nhà Lê tự nguyện hợp tác với Tây Sơn. Quang Trung rất trân trọng các nho sỹ này và giao cho các chức vụ quan trọng. Các quan chức đều được hưởng bổng lộc theo chế độ hưởng tô thuế, một vài xã, một số quan chức cao cấp có công thì được cấp thêm ruộng đất tuy không nhiều.
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247
-
Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung?
bởi truc lam 06/01/2020
Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Em biết gì thêm về trận Rạch Gầm – Xoài Mút?
bởi thùy trang 07/01/2020
Em biết gì thêm về trận Rạch Gầm – Xoài Mút?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phong trào Tây Sơn mang tính chất gì?
bởi trang lan 03/12/2019
Phong trào Tây Sơn mang tính chất gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?
bởi thanh hằng 02/12/2019
Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, chứng tỏ điều gì?
bởi hồng trang 03/12/2019
Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, chứng tỏ điều gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ thế kỉ X - XVIII nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào?
bởi ゆぅおとさか せんぱい 29/12/2018
Lịch sử 10: Từ thế kỉ X - XVIII nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào? Trong đó cuộc kháng chiến nào tiêu biểu nhất? Vì sao. Giúp em!
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Nêu nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Xiêm?
bởi Trần Phương Khanh 09/11/2018
1/ Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785)
2/ Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Thanh (1789)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những cải cách tiến bộ của vương triều Tây Sơn?
bởi Hương Lan 17/11/2018
Những cải cách tiến bộ của vương triều tây sơn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hoàn cảnh lịch sử và những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
bởi Lan Anh 19/11/2018
nêu hoàn cảnh lịch sử và những đóng góp của phong trào tây sơn đối với lịch sử dân tộc
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính chất của phong trào Tây Sơn?
bởi Thu Hang 28/11/2018
Tính chất của phong trào Tây Sơn?
Theo dõi (0) 1 Trả lời