YOMEDIA
NONE

Bài tập 1 trang 46 SBT Lịch sử 10 Bài 11

Bài tập 1 trang 46 SBT Lịch sử 10 Bài 11

1. Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là 

A. sự bùng nổ vế dân số đặt ra yêu cầu cấp thiết tìm ra những vùng đất mới.

B. sự phát triển của nền sản xuất đặt ra nhu cầu cấp thiết về nguyên liệu, thị trường, nguồn hương liệu và vàng bạc.

C. thoả mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.

D. con đường giao lưu buôn bán từ Tây Âu qua Tây Á sang phương Đông bị người Arập độc chiếm.

2. Tiền đề quan trọng nhất để thực hiện được các cuộc phát kiến địa lí là

A. sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.

B. ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người.

C. khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, phát triển.

D. thương nhân châu Âu có nhiều kinh nghiệm hành trình sang phương Đông

3. Các nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí là

A. Anh, Hà Lan.                       

B. Hi Lạp, Italia. 

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Tây Ban Nha, Anh.

4. Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. tìm được nguồn hương liệu và thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nền  sản xuất.

B. đem lại những hiểu biết về những vùng đất mới, dân tộc mới.

C. mở mang nhận thức khoa học của con người.

D. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

5. Các cuộc phát kiến địa lí để lại hậu quả là

A. thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền.

B. bắt đầu thời kì đẩy mạnh xâm lược, cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen.

C. rất nhiều người đã phải bỏ mạng trong các cuộc hành trình phát kiến địa lí.

D. gồm tất cả các ý trên

6. Tầng lớp quý tộc, thương nhân ở châu Âu đã tích luỹ số vốn ban đầu bằng nhiều cách, ngoại trừ

A. dùng bạo lực, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của thợ thủ công.

B. cướp bóc thực dân đối với các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á.

C. đầu tư vốn vào các thuộc địa để thu lợi nhuận.

D. bóc lột sức lao động của người lao động trong nước.

7. Hình thức tổ chức sản xuất không phải xuất hiện ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. công trường thủ công.                           

C. công ti thương mại.

B. đồn điền, trang trại.

D. phường hội

8. Nét mới trong phương thức bóc lột ở nông thôn thời hậu kì trung đại là

A. lãnh chúa giao đất cho nông nô cày cấy để thu tô, thuế.

B. thợ thủ công lao động trong các xưởng thủ công của lãnh chúa và nộp hiện vật.

C. nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa phải nộp nhiều thứ thuế.

D. nông nô bị biến thành công nhân nông nghiệp, làm việc cho chủ đất theo chế độ làm công ăn lương.

9. Quan hệ sản xuất được xác lập ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. quan hệ bóc lột của chủ đất đối với nông nô.

B. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với thợ thủ công.

C. quan hệ "phong quân và bồi thần"

D. quan hệ chủ và thợ, chủ ruộng đất và công nhân nông nghiệp.

10. Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. lãnh chúa và vô sản.  

B. tư sản và nông dân.  

C. chủ nô và nô lệ.

D. tư sản và vô sản.

11. Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến bằng hình thức như 

A. không nộp thuế cho nhà vua.

B. tổ chức đấu tranh chống vua chúa phong kiến.

C. đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá

D. làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến

12. Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về nguồn gốc hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. 

1. Giai cấp vô sản

 

2. Giai cấp tư sản

a) chủ xưởng

b) nông dân bị mất đất

c) chủ đất

d) thợ thủ công bị phá sản

e) thương nhân

A. 1-b, d; 2-a, c, e.

B. 1-b, c; 2-a, d, e.

C. 1-a, b; 2-c, d, e.

D. 1-d, e; 2-a, b, c.

13. Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là

A. Hi Lạp.                      C. Anh.

B. Italia.                         D. Pháp.

14. Các nhà văn hóa Phục hưng tiêu biểu là

A. Rabơle, Đêcáctơ, Lêôna đơ Vanhxi, Sếchxpia.

B. Hômme, Talét, Pitago, Ơcolit.

C. Viếcghin, Lucrexơ, Bandắc, Vichto Huygô.

D. gồm tất cả các nhân vật trên.

 

 

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết

1. Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là 

  • Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là sự phát triển của nến sản xuất đặt ra nhu cầu cấp thiết về nguyên liệu, thị trường, nguồn hương liệu và vàng bạc.
  • Chọn: B

2. Tiền đề quan trọng nhất để thực hiện được các cuộc phát kiến địa lí là

  • Tiền đề quan trọng nhất để thực hiện được các cuộc phát kiến địa lí là khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, phát triển.
  • Chọn: C

3. Các nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí là

  • Các nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  • Chọn: C

4. Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là

  • Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là đem lại những hiểu biết về những vùng đất mới, dân tộc mới.
  • Chọn: B

5. Các cuộc phát kiến địa lí để lại hậu quả là

  • Các cuộc phát kiến địa lí để lại hậu quả là thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền, bắt đầu thời kì đẩy mạnh xâm lược, cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen, rất nhiều người đã phải bỏ mạng trong các cuộc hành trình phát kiến địa lí.
  • Chọn: D

6. Tầng lớp quý tộc, thương nhân ở châu Âu đã tích luỹ số vốn ban đầu bằng nhiều cách, ngoại trừ

  • Tầng lớp quý tộc, thương nhân ở châu Âu đã tích luỹ số vốn ban đầu bằng nhiều cách, ngoại trừ đầu tư vốn vào các thuộc địa để thu lợi nhuận.
  • Chọn: C

7. Hình thức tổ chức sản xuất không phải xuất hiện ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là

  • Hình thức tổ chức sản xuất không phải xuất hiện ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là phường hội.
  • Chọn: D

8. Nét mới trong phương thức bóc lột ở nông thôn thời hậu kì trung đại là

  • Nét mới trong phương thức bóc lột ở nông thôn thời hậu kì trung đại là nông nô bị biến thành công nhân nông nghiệp, làm việc cho chủ đất theo chế độ làm công ăn lương.
  • Chọn: D

9. Quan hệ sản xuất được xác lập ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là

  • Quan hệ sản xuất được xác lập ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là quan hệ chủ và thợ, chủ ruộng đất và công nhân nông nghiệp.
  • Chọn: D

10. Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là

  • Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là tư sản và vô sản.
  • Chọn: D

11. Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến bằng hình thức như 

  • Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến bằng hình thức như đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá
  • Chọn: C

12. Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về nguồn gốc hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. 

  • Giai cấp tư sản ra đời là những chủ xưởng, chủ ngân hàng, chủ đồn điền,...
  • Giai cấp vô sản: Những người làm thuê, bị bóc lột.
  • Chọn: A

13. Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là

  • Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Italia.
  • Chọn: B

14. Các nhà văn hóa Phục hưng tiêu biểu là

  • Các nhà văn hóa Phục hưng tiêu biểu là Rabơle, Đêcáctơ, Lêôna đơ Vanhxi, Sếchxpia.
  • Chọn: A

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 1 trang 46 SBT Lịch sử 10 Bài 11 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON