YOMEDIA
NONE

Lịch sử 10 Cánh diều Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại


Sau đây mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Bài giảng đã được soạn khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời có các bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm của bài.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- Di sản văn hoá và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại. Sử học và di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có môi quan hệ găn bó, mật thiệt.

- Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thẻ, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguôn sử liệu quan trọng đặc biệt đôi với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tôn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.

- Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đôi với cộng đông.

- Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hình, câu trúc, địa bàn dân cư, tác động — ảnh hưởng...) liên quan đên di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tôn và phát huy giá trị của di sản.

Biểu diễn Dân ca Quan họ (Bắc Ninh)

- Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng; thúc đây kinh tế — xã hội phát triển bền vững; giáo dục thế hệ trẻ; bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

- Bên cạnh đó, thông qua các phương pháp nghiên cứu, Sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, đi sản thiên nhiên cần bảo tồn; đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.

1.2. Sử học với phát triển ngành Công nghiệp văn hóa

Ngày nay, phát triển ngành Công nghiệp văn hoá trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Sử học có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hoá.

1.3. Lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch 

- Trong việc phát triển du lịch - ngành “Công nghiệp không khói”, những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống có vai trò đặc biệt quan trọng.

- Yếu tố hàng đầu của sản phẩm du lịch chính là “sức hấp dẫn của địa danh”, bao gồm các yêu tố về lịch sử, văn hoá truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, giải trí, sản phẩm thủ công mĩ nghệ... Thông qua các phương tiện truyền thông quảng bá, du khách trong nước và quốc tế sẽ chọn lựa địa danh đề đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm.

Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Hãy làm rõ mối quan hệ đó qua một ví dụ cụ thể.

Hướng dẫn giải

Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết

- Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…)đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử

- Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; xác định vị trí, vai trò ý nghĩa của di sản với cộng đồng

- Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản

- Sử học xác định giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả

- Công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.

Ví dụ: Mối quan hệ giữa sử học và công tác bảo tồn di tích khu Hoàng thành Thăng Long. 

Cụ thể:

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là nguồn sử liệu vô cùng quan trọng cho ta biết về đời sống sinh hoạt, kiến trúc, vị thế chính trị,v.v.. dưới thời Lí-Trần- Lê Sơ. Đồng thời công tác bảo tồn, gìn giữ di tích giúp cho các nhà Sử học có một nguồn tài liệu vô dùng quý giá để nghiên cứu. 

Thông qua Sử học, ta có thể biết về thời gian xây dựng, tồn tại, tu sửa, vị trí của khu Hoàng Thành Thăng Long xưa. Đồng thời đánh giá chính xã về giá trị của Hoàng Thành Thăng Long để bảo tồn, phát triển tốt nhất.

Câu 2: Giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch. Phân tích tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa. Lấy ví dụ cụ thể và phân tích

Hướng dẫn giải

* Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:

- Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực lớn

- Cung cấp tri thức lịch sử văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững. 

- Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch. 

* Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:

- Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa

- Cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững. 

- Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế các ngành du lịch, lịch sử.

 Luyện tập Bài 4 Lịch sử 10 CD

Sau bài học này, giúp các em:

- Phân tích được mỗi quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tôn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

- Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực.

- Công nghiệp văn hoá; tác động của sự phát triên các ngành nghề thuộc lĩnh vực.

- Công nghiệp văn hoá đôi với việc quảng bá lịch sử, văn hoá của dân tộc và nhân loại.

- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch; tác động của dụ lịch với công tác bảo tôn di tích lịch sử, văn hoá.

- Vận động các bạn và mọi người cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Lịch sử 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Lịch sử 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 27 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2 trang 28 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3 trang 30 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 30 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 30 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 30 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 4 Lịch sử 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF