YOMEDIA
NONE

Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam


Sau đây mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo bài Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Bài giảng đã được soạn khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời có các bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Chúc các em có một buổi học thật vui vẻ!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Hình thành từ cơ sở gia đình và tình yêu quê hương đất nước. 

- Quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên tạo nên tình đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Thời kỳ cổ trung đại: đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để chống ngoại xâm. 

- Thời kỳ cận- hiện đại: khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) khối đại đoàn kết đa được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kỳ cách mạng.

1.2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc

a) Trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ tổ quốc.

- Có đường lối đúng đắn, và được tổ chức, tập hợp tinh thần tự lực, tự cường. 

- Đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội (8-1945)

- Trong thời kỳ hòa bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng phát triển xây dựng, phát triển đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tàng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp, cộng đồng người Việt trong công cuộc xây dựng đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại

Công nhân Hải Phòng bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI (1976)

b) Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

- Là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

- Yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,…

- Đặc biệt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

1.3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

- Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến chính sách dân tộc, coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.

- Chính sách dân tộc được nhất quán theo nguyên tắc: “ Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

b) Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số vùng các nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Trung vào các vấn đề giáo dục- đào tạo, văn hóa, y tế,… nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.

Nông trường chè của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu (Sơn La)

- Chính sách liên quan đến quốc phòng- an ninh hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa.

Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy nêu khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Hướng dẫn giải

Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam:

- Hình thành từ cơ sở gia đình và tình yêu quê hương đất nước. 

- Quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên tạo nên tình đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Thời kỳ cổ trung đại: đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để chống ngoại xâm. 

- Thời kỳ cận- hiện đại: khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) khối đại đoàn kết đa được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kỳ cách mạng.

Câu 2: Trình bày ý nghĩa của việc Đảng và Nhà nước ưu tiên thực hiện các chính sách đó đối với các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa của việc Đảng và Nhà nước ưu tiên thực hiện các chính sách đó đối với các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay:

- Đảm bảo tính nhất quán, vừa có điều chỉnh trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc hiện nay và trong tương lai.

- Khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Luyện tập Bài 17 Lịch sử 10 CD

Sau bài học này, giúp các em:

- Nêu được nét chính về sự hình thành khôi đại đoàn kêt dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

- Phân tích được vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc.

- Phân tích được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,...

- Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phân tham gia vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc. 

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Lịch sử 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 7 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Lịch sử 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 7 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 123 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2.1 trang 125 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 2.2 trang 126 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3.1 trang 126 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi mục 3.2 trang 127 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 127 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 127 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 17 Lịch sử 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON