Bài giảng Lịch sử 10 Bài Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại) SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu kiến thức mới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á
* Giai đoạn văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX): Gắn với quá trình suy yếu của các vương triểu phong kiến và sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây
Từ đầu giai đoạn này, nhất là từ cuối thế kỉ XVIII, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực. Đây cũng là thời kì văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật,...
* Giai đoạn phát triển rực rỡ (từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV): Gần với sự hình thành và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến
Cùng với sự phát triển thịnh đạt về kinh tế, chính trị, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển rực rỡ về văn hoá trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tỉnh hoa của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
* Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển (từ những thế kỉ trước và đầu CÔng nguyên đến thế kỉ VII): Gắn với sự Bình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên
Trong thời kì này, các quốc gia đã xuất hiện ở Đông Nam Á như Văn Lang - Âu Lạc, Phù Nam, các quốc gia ở hạ lưu sông Chao Phray-a,... Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và văn mình Trung Hoa đối với khu vực Đông Nam Á đã thể hiện rõ nét.
1.2. Một số thành tựu tiêu biểu
a) Tín ngưỡng, tôn giáo
* Tín ngưỡng
Trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài, ở Đông Nam Á đã tổn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng.
Về cơ bản, tín ngưỡng Đông Nam Á bao gồm ba nhóm chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ các vị thần tự nhiên gắn với cuộc sống, sản xuất nông nghiệp lúa nước,...), tín ngưỡng phồn thực (thờ các vật tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở) và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (thờ cúng, tạ ơn tổ tiên và những người có công với cộng đồng).
Tượng thần Lúa ở ba-li (In-đô-nê-xi-a)
Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á và tiếp tục tồn tại đến ngày nay'như một nét văn hoá truyền thống độc đáo của các quốc gia trong khu vực.
* Tôn giáo
Trải qua quá trình lịch sử, bằng nhiều con đường khác nhau, các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo lần lượt được du nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tỉnh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực này.
Phật giáo du nhập từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá của cư dân nhiều nước (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,..).
Hồi giáo được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XIII. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo: Ma-lắc-ca, A-chê, Giô-hô vào các thế kỉ XV-XVI.
Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người Tây Ban Nha. Cùng với quá trình các nước phương Tây mở rộng xâm lược Đông Nam Á, Công giáo tiếp tục được truyền bá đến nhiều nước khác trong khu vực.
Tượng phật ở chùa Ki-a-pun ở Ba-gô (Mi-an-ma)
Nhà thờ Hồi giáo Bai-tu-ra-man (In-đô-nê-xi-a)
Nhà thờ Ba-si-li-ca đờ Xan Mác-tin đờ Tua pử Ba-tan-gát (Phi líp-pin)
Là một khu vực đa tôn giáo nhưng nhìn chung ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hoà hợp.
b) Chữ viết và văn học
* Chữ viết
Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng các chữ viết cổ của Ấn Độ (chữ Phạn, chữ Pa-li) và Trung Quốc (chữ Hán). Dần dần, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng để ghi ngôn ngữ bản địa của mình như: chữ Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ, Miến cổ, chữ Nôm của người Việt,...
Bia khắc chữ Khơ-mưe cổ (khoảng thế kỉ VII) tại Bảo tàng quốc gia Phra Chon Bu-ri (Thái Lan)
* Văn học
Trên nền tảng văn minh nông nghiệp lúa nước, cử dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng.
Trong dòng văn học dân gian, nổi bật nhất là các truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ khuyết đanh,... giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người,..; phản ánh hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, tính thần của cư dân Đông Nam Á và những quan niệm của họ về thế giới xung quanh.
Trên cơ sở chữ viết riêng, cư dân các nước Đông Nam Á đã tạo dựng một nền văn học viết đa dạng với nhiều tác phẩm xuất sắc còn được lưu giữ đến ngày nay, như Truyện Kiểu (Việt Nam), Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ra-ma-kien (Thái Lan),...
c) Kiến trúc, điêu khắc
* Kiến trúc
Cư dân Đông Nam Á đã tạo dựng hàng loạt công trình kiến trúc (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-du giáo ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ nhưng vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hoá của từng dân tộc.
Đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia)
Tháp Thạt Luồng (Lào)
* Điêu khắc
Trước khi tiếp thu ảnh hưởng của các nến văn hoá lớn từ bên ngoài, cư đân ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra nghệ thuật tạo hình độc đáo và đa dạng, thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc hoa văn trang trí trên các hiện vật bằng gốm, đồng...
Trống đồng, thạp đồng Đông Sơn (Việt Nam) là minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình bản địa ở Đông Nam Á thời kì này.
Hoa văn trên thạp đồng Đào Xá thuộc văn hoá Đông Sơn (Việt Nam)
Hoa văn trên đồ gốm ở Bản Chiềng (Thái Lan)
Cùng với các công trình kiến trúc đồ sộ là hàng loạt tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, với hai loại hình chủ yếu là phù điêu và tượng.
Phù điêu trên đài thờ Mỹ Sơn, thế kỉ VII - VIII (Việt Nam)
Trên nền tảng văn hoá bản địa, cư dân các quốc gia Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những thành tựu từ bên ngoài, để sáng tạo nên một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc mang đậm bản sắc của riêng mình. Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đạt đến đỉnh cao rực rỡ với nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là: quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đến tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)...
Bài tập minh họa
Câu 1: Vào năm 1814, một nhóm người châu Âu phát hiện ra khu đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). Ngôi đền bị bao phủ bởi đất đá và cây cỏ nhưng vẫn khiến mọi người đều kinh ngạc vì sự kì vọng của nó. Trong nhiều thập kỉ sau đó, Bô-rô-bu-đua được UNESCO cùng nhiều nhà khoa học trên thế giới tham gia trùng tu, phục chế. Ngày 14/2/1983, công trình đã hoàn thành. Bô-rô-bu-đua là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại còn lại đến ngày nay. Hãy kể tên một số thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại mà em biết.
Hướng dẫn giải
Một số thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại mà em biết: Chữ Chăm cổ, chữ Nôm, Đền Ăng-vo-vát (Cam-pu-chia), tháp Thạt Luổng (Lào), Phù điêu trên đài thờ Mỹ Sơn (Việt Nam), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam),...
Câu 2: Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á.
Hướng dẫn giải
Những nét chính trong các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á:
- Giai đoạn văn minh có những chuyển biến quan trọng (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX): Gắn với quá trình suy yếu của các vương triều phong kiến và sự xâm nhập của CNTB phương Tây.
+ Từ cuối TK XVIII, sự xâm nhập của CNTB phương Tây đã dẫn tới sự suy của các vương quốc trong khu vực này.
+ Là thời kì văn minh ĐNA có những chuyển biến quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,...
- Giai đoạn phát triển rực rỡ (từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV): Gắn với sự hình thành và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến.
+ Các quốc gia phong kiến ĐNA bước vào thời kì phát triển rực rỡ về văn hóa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
- Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển (từ những thế kĩ trước và đầu công nguyên đến thế kỉ VII): Gắn với sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên.
+ Các quốc gia đã xuất hiện ở ĐNA như Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam, các quốc gia ở hạ lưu sông Chao-Phray-a.
+ Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đối với khu vực ĐNA đã thể hiện rõ nét.
Luyện tập Bài 10 Lịch sử 10 KNTT
Sau bài học này, giúp các em học sinh:
- Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á trên trục thời gian.
- Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á.
- Biết cách sưu tầm, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về văn minh Đông Nam Á.
- Biết trân trọng giátrị,có hành động cụ thể góp phán bảo tốn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Lịch sử 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
- B. Từ nửa đầu thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVIII.
- C. Từ giữa thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX.
- D. Từ giữa thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII.
-
- A. nửa sau thế kỉ XVII.
- B. nửa sau thế kỉ XVIII.
- C. nửa đầu thế kỉ XVII.
- D. nửa đầu thế kỉ XVIII.
-
- A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời
- B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân
- C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây
- D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 10 Lịch sử 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải câu hỏi trang 86 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 1 trang 88 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 2 trang 88 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 1 trang 89 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 2 trang 89 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 1 trang 92 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 2 trang 92 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 92 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 92 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 92 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 1 trang 59 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 2 trang 60 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 3 trang 61 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 4 trang 61 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 5 trang 61 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 10 Lịch sử 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247