Giải bài 3.2 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
Ghép mỗi nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để tạo thành phát biểu đúng.
Cột A |
Cột B |
1. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố bằng |
a) số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố nguyên tử của thuộc chu kì đó. |
2. Số thứ tự của chu kì bằng |
b) tính chất hoá học tương tự nhau và được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. |
3. Số thứ tự nhóm A bằng |
c) số điện tích của hạt nhân nguyên tử. |
4.Mỗi chu kì bao gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có |
d) số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm đó. |
5. Mỗi nhóm bao gồm các nguyên tố có |
e) số electron trong nguyên tử. |
g) cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân |
|
h) số proton trong nguyên tử. |
Hướng dẫn giải chi tiết Bài 3.2
Phương pháp giải
* Ô nguyên tố:
- Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.
- Ô nguyên tố cho biết: kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.
- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.
- Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
* Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
- Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.
* Chu kì
- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.
+ Hiện bảng tuần hoàn có 7 chu kì, đánh số từ 1 đến 7.
+ Chu kì 1, 2, 3 gọi là chu kì nhỏ.
+ Chu kì 4, 5, 6 gọi là chu kì lớn.
+ Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
Lời giải chi tiết:
- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.
→ 1. c, e, h.
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
→ 2. a.
- Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.
→ 3. d.
- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.
→ 4. g.
- Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
→ 5. b.
-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Vận dụng trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 3.1 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.3 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.4 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.5 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.6 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.7 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.8 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.9 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.10 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.11 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 3.12 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD