Câu hỏi mục II.1 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
1. Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật trong Hình 37.3 và tác dụng của từng biện pháp. Kể thêm các biện pháp khác mà em biết.
2. Người trồng rừng đã điều khiển quá trình sinh trưởng của cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc này.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục II.1
Phương pháp giải:
1. Quan sát hình 37.3 kể tên các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật là:
+ Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính.
+ Ủ rơm chống rét cho cây trồng.
+ Bón phân cho cây trồng.
+ Tưới nước cho cây trồng.
2. Phân bón, chất dinh dưỡng duy trì sự sống và hoạt động sống thông qua quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Thực vật muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần có đủ dinh dưỡng.
Lời giải chi tiết:
1. Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong Hình 37.3 và tác dụng của từng biện pháp:
Hình |
Biện pháp |
Tác dụng |
a |
Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính |
- Tạo ra cường độ và thời gian chiếu sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng → Khắc phục được hiện tượng thiếu ánh sáng khi trồng cây trong nhà. |
b |
Ủ rơm chống rét cho cây trồng |
- Giữ ấm cho cây, giảm hiện tương mất nhiệt nhằm giúp cây tập trung năng lượng để sinh trưởng và phát triển. |
c |
Bón phân cho cây trồng |
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây trồng. |
d |
Tưới nước cho cây trồng |
- Bổ sung đủ nước cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. |
- Một số biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật khác:
+ Tạo độ thoáng khí cho đất bằng các biện pháp như cày, xới đất trước khi gieo trồng.
+ Bấm ngọn su su sẽ cho nhiều cành và nhiều quả.
+ Phun phân bón lá cho cây cam trước nửa tháng để kích thích quả chín đồng loạt.
+ Phun nước ấm cho cây hoa đào để kích thích cây hoa đào ra hoa sớm.
+ Thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long ra hoa và quả.
+ Giảm lượng nước tưới để gây khô hạn cục bộ làm cho cây quất ra hoa đồng loạt
2. Mục đích của việc để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt là:
- Khi cây còn non, để mật độ dày để thúc đẩy cây mọc vống lên nhanh nhờ ánh sáng yếu dưới tán rừng.
- Khi cây đã đạt đến chiều cao cần thiết, tùy thuộc đặc điểm từng giống, loài cây và mục đích sử dụng, chặt tỉa bớt, để lại số cây cần thiết nhằm tăng lượng ánh sáng, làm chậm sinh trưởng theo chiều cao, tăng sinh trưởng đường kính, tạo được cây gỗ to, khỏe đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247
-
A. Cây xương rồng.
B. Cây vạn tuế.
C. Cây lưỡi hổ.
D. Cây bắp cải.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Câu hỏi mục I.3 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I.4 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II.1 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II.2 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.1 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.2 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.3 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.4 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.5 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.6 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.7 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.8 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT