Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chướng 3 Bài 9 Đo tốc độ sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi trang 49 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Giáo dục thể chất. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ trên?
-
Giải câu hỏi trang 50 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một mặt dốc.
Dụng cụ:
Một ô tô đồ chơi nhỏ, không có động cơ; một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm; thước dài, bút dạ hoặc phấn; đồng hồ bấm giây cơ học hoặc điện tử; vài cuốn sách.
Tiến hành:
(1) Dùng tấm gỗ phẳng và vài cuốn sách hoặc giá đỡ thí nghiệm để tạo ra một mặt dốc (Hình 9.2). Dùng bút dạ hoặc phấn vẽ trên tấm gỗ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 50 cm hoặc 60 cm
Hình 9.2. Bố trí thí nghiệm đo tốc độ dùng đồng hộ bấm giây
(2) Lập bảng ghi kết quả đo theo mẫu bảng 9.1
(3) Giữ ô tô trước vạch xuất phát. Thả ô tô đồng thời dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian ô tô chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích. Thực hiện 3 lần phép đo trên.
(4) Ghi kết quả đo vào mẫu Bảng 9.1 và thực hiện các phép tính để điền vào chỗ trống của bảng
Tính giá trị trung bình của s: \(s = \frac{{{s_1} + {s_2} + {s_3}}}{3}\) và của t: \(t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3}\) từ đó xác định tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\).
(5) Nhận xét kết quả đo
-
Giải câu hỏi 1 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quan điện (4).
Hình 9.3. Thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số và cổng quang
(1) Nam châm điện để giữ viên bi sắt.
(2) Viên bi sắt.
(3) Khi vật qua cổng quang điện thứ nhất thì đồng hồ bắt đầu đo.
(4) Khi vật qua cổng quang điện thứ hai thì đồng hồ ngừng đo.
(5) Công tắc dùng để đóng/ngắt nam châm điện.
(6) Đồng hồ đo thời gian hiện số (được chọn ở chế độ A ⇔ B để đo khoảng thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4)).
-
Giải câu hỏi 2 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Quan sát thí nghiệm biểu diễn trên lớp để kiểm tra mô tả của mình và tính tốc độ của viên bi?
-
Giải câu hỏi trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Camera của thiết bị bắn tốc độ ở Hình 9.4 ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch xuất mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s.
a) Hỏi tốc độ của ô tô bằng bao nhiêu?
b) Nếu tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ giới hạn không?
-
Giải bài 9.1 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Tại sao cách đo tốc độ trong phòng thí nghiệm không phải là cách đo trực tiếp?
-
Giải bài 9.2 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Một bạn đo tốc độ đi học của mình bằng cách sau:
- Đếm bước đi từ nhà đến trường;
- Đo thời gian đi bằng đồng hồ bấm giây;
- Tính tốc độ bằng công thức: v = c:
Biết số bước bạn đó đếm được là 1 212 bước, mỗi bước trung bình dài 0,5 m và thời gian đi là 10 min. Tính tốc độ đi của bạn đó.
-
Giải bài 9.3 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Camera của một thiết bị bắn tốc độ ghi được thời gian một ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2, cách nhau 10 m là 0,50 s. Hỏi ô tô có vượt quá tốc độ cho phép là 60 km/h không?
-
Giải bài 9.4 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Sau đây là bảng ghi kết quả đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một tấm gỗ đặt nằm nghiêng dài 60 cm.
a) ĐCNN trên thước và đồng hồ bấm giây dùng trong thí nghiệm này là bao nhiêu?
b) Tính độ lớn trung bình của kết quả đo tốc độ ra m/s và km/h.