Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều tạo Chủ đề 4 Bài 8 Đồ thị quãng đường - thời gian sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 50 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng, kể từ khi xuất phát của một người đi xe đạp trên một đường thẳng.
Thời gian (h)
1
2
3
4
5
Quãng đường (km)
15
30
45
45
45
Bảng này cho biết, sau những khoảng thời gian là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, người này đi được các quãng đường tương ứng là 15 kilômét, 30 kilômét, 45 kilômét. Sau đó, người này dừng lại và quãng đường không đổi. Ngoài cách mô tả này, còn có cách mô tả nào khác không?
-
Luyện tập 1 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Trong một giây đầu tiên một vật đứng yên tại một vị trí. Trong 2 giây tiếp theo vật đi được 4 m trên một đường thẳng. Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của vật trong khoảng thời gian trên.
-
Vận dụng 1 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động.
Từ đồ thị tìm:
+ Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 5s.
+ Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC.
Đoạn đồ thị nào cho biết vật không chuyển động?
-
Câu hỏi 1 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3s đến 6s vật tiếp tục chuyển động hay đứng yên?
Hình 8.2
-
Câu hỏi 2 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Thảo luận và làm rõ ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông?
-
Luyện tập 2 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham ra giao thông không tuân theo những qui định về tốc độ và khoảng cách an toàn.
-
Câu hỏi 3 trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Nêu ý nghĩa của các con số trên hình 8.5.
Hình 8.5
-
Vận dụng 2 trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
-
Giải bài 8.1 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.1.
a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC và CD.
b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất?
-
Giải bài 8.2 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên chạy trên quãng đường dài 100m kể từ khi xuất phát.
Quãng đường (m)
0
10,0
25,0
45,0
65,0
85,0
105,0
Thời gian (s)
0,0
2,0
4,0
6,0
8,0
10,0
12,0
a) Sử dụng dữ liệu đã cho, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vận động viên.
b) Hãy sử dụng đồ thị đã vẽ để trả lời các câu hỏi sau:
- Vận động viên đã đi được bao xa trong 1,0 s đầu tiên?
- Xác định tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.
- Vận động viên cần thời gian bao lâu để hoàn thành 100 m?
-
Giải bài 8.3 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hình 8.2 là đồ thị quãng đường – thời gian của xe buýt trong một phần hành trình. Trên đồ thị, hãy đánh dấu giai đoạn mà xe buýt chuyển động nhanh hơn giai đoạn còn lại.
-
Giải bài 8.4 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Tuấn rời nhà đi tới trường với tốc độ không đổi. Sau khi đi được một đoạn, Tuấn nghĩ rằng mình để quên chiếc bút nên quay về nhà để lấy nó. Tuy nhiên, khi đang về nhà, Tuấn kiểm tra lại thì thấy bút đang nằm trong cặp sách của mình nên tiếp tục đi đến trường. Để kịp giờ đến trường, Tuấn đã đi nhanh hơn. Hãy chỉ ra từng giai đoạn trong hành trình đến trường của Tuấn tương ứng với đoạn thẳng nào trên đồ thị hình 8.3.
-
Giải bài 8.5 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hãy mô tả hành trình của một xe có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.4.