Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 5 Bài 9 Sự truyền âm sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Tiếng chim hót, tiếng cười, tiếng đàn, tiếng hát, … là những âm thanh. Âm thanh cung cấp thông tin về các sự kiện diễn ra xung quanh ta.
Âm thanh (còn được gọi là âm hay sóng âm) truyền đi như thế nào?
-
Câu hỏi 1 trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Một viên bi được treo ở đầu sợi dây nhẹ, dao động như hình 9.3. Vị trí cân bằng của viên bi là vị trí nào?
-
Câu hỏi 2 trang 56 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Trong thí nghiệm hình 9.6, khi áp cốc vào tai mình, bạn B nghe được tiếng nói của bạn A, âm đã truyền đến tai bạn B như thế nào?
Hình 9.6. Thí nghiệm chứng tỏ sóng âm truyền trong chất rắn
-
Câu hỏi 3 trang 56 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Trong thí nghiệm ở hình 9.7, âm do đồng hồ phát ra đã truyền đến tai ta qua những chất nào?
Hình 9.7. Thí nghiệm chứng tỏ âm truyền trong chất lỏng
-
Tìm hiểu thêm trang 57 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Treo một đồng hồ có chuông (chạy bằng pin) trong một bình thủy tinh kín. Cho chuông đồng hồ kêu rồi dùng máy bơm hút dẫn không khí ra khỏi bình. Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe được càng nhỏ. Đến khi trong bình gần như hết không khí (gọi là chân không), gần như không nghe được tiến chuông nữa. Sau đó nếu cho không khí vào bình, ta lại nghe được tiếng chuông.
Kết qủa thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
-
Vận dụng 1 trang 57 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hãy lấy một ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
-
Vận dụng 2 trang 57 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Khi các nhà du hành vũ trụ làm việc ở không gian bên ngoài tàu vũ trụ (chân không), họ có nói chuyện với nhau bình thường như khi trên mặt đất được không? Tại sao?
-
Giải bài 9.1 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?
A. Màng loa.
B. Thùng loa.
C. Dây loa.
D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.
-
Giải bài 9.2 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?
A. Nước suối chảy.
B. Mặt trống khi được gõ.
C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi ta.
D. Sóng biển vỗ vào bờ.
-
Giải bài 9.3 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Âm thanh không truyền được
A. trong thủy ngân.
B. trong khí hydrogen.
C. trong chân không.
D. trong thép.
-
Giải bài 9.4 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Cá heo phát âm thanh ở các tần số khác nhau cho phép nó tự định vị hoặc giao tiếp với cá heo khác. Hãy biểu diễn bằng sơ đồ sự truyền âm từ nguồn âm đến nơi nhận khi cá heo phát ra tiếng kêu để giao tiếp với một trong những đồng loại của nó.
-
Giải bài 9.5 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Những ngọn nến thắp sáng được xếp trước một chiếc loa phát ra bản nhạc với những âm thanh trầm thấp. Người ta quan sát thấy các ngọn nến “nhảy múa” theo âm phát ra, bắt đầu từ ngọn nến gần loa nhất (hình 9.1). Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và tiến hành lại thí nghiệm để kiểm tra giải thích của mình.
-
Giải bài 9.6 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Bạn Minh gõ một trong hai âm thoa đặt cạnh nhau (hình 9.2). Sau đó, Minh nắm lấy âm thoa bị gõ để ngăn không cho nó dao động nữa. Nhưng tai Minh vẫn nghe thấy âm phát ra từ âm thoa bị gõ. Em hãy làm lại thí nghiệm này và giải thích hiện tượng đó.
-
Giải bài 9.7 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy nguồn thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm, nó thường báo cho nhau bằng cách giậm chân xuống đất. Tại sao chúng làm như vậy?
-
Giải bài 9.8 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Trong trạm vũ trụ hoặc tàu vũ trụ, các nhà du hành có thể nói chuyện với nhau bình thường do ở đây vẫn có không khí. Nhưng khi phải làm nhiệm vụ ở ngoài vũ trụ, không có không khí, để nói chuyện được với nhau, họ đã phải chạm mũ vào nhau. Khi đó, âm thanh đã truyền qua các chất (vật) nào?