Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài mở đầu Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên, nhiều quan sát cho thấy rằng một số loài cây chẳng hạn như cây đỗ (đậu) phát tán hạt của chúng vào không khí, hạt rơi xuống đất và nảy mầm thành cây con. Ở mặt đất, các hạt đỗ có thể nằm nghiêng, nằm ngang hoặc nằm ngửa (hình 1). Liệu kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần thực hiện một số hoạt động khoa học theo một tiến trình được gọi là tiến trình tìm hiểu tự nhiên. Vậy tiến trình này được thực hiện như thế nào?
-
Luyện tập 1 trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều- CD
Em hãy viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên.
-
Luyện tập 2 trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Để tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non, một nhóm học sinh làm thí nghiệm sau: Trồng 10 hạt đỗ giống nhau vào 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau. Để 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời, 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời. Giữ ấm đất.
Khi cây mọc, đo chiều cao của cây mỗi ngày.
Kết quả thí nghiệm đã khẳng định giả thuyết họ đặt ra là đúng: cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời
a) Thí nghiệm này thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh?
b) Thảo luận với bạn để đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này.
-
Câu hỏi trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Em đã dùng các kĩ năng nào ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần I
-
Vận dụng 1 trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Làm thí nghiệm trồng 10 hạt đỗ vào 10 chậu đất như mô tả ở phần "Phương pháp tìm hiểu tự nhiên". Trong thí nghiệm này, em đã sử dụng các kĩ năng tiến trình như thế nào?
-
Giải bài 1 trang 3 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Một nhóm học sinh lớp 7 tìm hiểu về “Độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người”.
a) Hãy sắp xếp các nội dung sau đây theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên ở hình 1.
- Một bạn đi bộ 20 bước, một bạn đo chiều dài các bước chân của bạn đi bộ. Bạn còn lại ghi các số đo vào trong vở. Lặp lại hai lần nữa.
Lần đi bộ
Quãng đường đi 20 bước (m)
1
7,3
2
7,2
3
7,4
- Mỗi người có độ dài chân xác định. Độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau của cùng một người có bằng nhau không?
- Với cùng một người, độ dài mỗi bước chân trong các lần đi bộ khác nhau sẽ bằng nhau.
- Từ số liệu thu được thấy rằng độ dài của một bước chân ở mỗi lần đi bộ không bằng nhau.
Lần đi bộ
Độ dài bước chân (cm)
1
36,5
2
36
3
37
b) Viết báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm học sinh trên.
-
Giải bài 2 trang 3 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
a) Đề xuất và thực hiện một tiến trình tìm hiểu về: “Ảnh hưởng của ánh sáng đến kích thước của quả cà chua”.
b) Đề xuất cách dùng dây chỉ và thước thẳng có độ chia nhỏ nhất là 1 mm để đo chu vi quả cà chua.