YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các tổ chức của cơ thể, mối quan hệ giữa các hoạt động sống. Từ đó, có thể thấy được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường 

- Mọi cơ thể sống từ những sinh vật có cấu tạo đơn giản (vi khuẩn, nguyên sinh vật) đến những sinh vật có cấu tạo phức tạp (thực vật, động vật) đều được cấu tạo từ tế bào.

Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào

- Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào, phân hoá thành mô, cơ quan, hệ cơ quan khác nhau phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

Các tế bào phối hợp qua một số cấp tổ chức

- Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Nhờ cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoảng và O2 từ môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống.

- Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. Ngược lại, các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể lại điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào đảm bảo cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường

Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và O2 từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

1.2. Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

- Các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.

- Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể sinh vật. Mối quan hệ qua lại này đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhờ đó cơ thể tồn tại và phát triển như một thể thống nhất. 

Sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể

- Ví dụ: Béo phì là một bệnh lí đang ngày càng phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thu nhận quá nhiều năng lượng từ thức ăn và đồ uống dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể. Để phòng và chống béo phì, thanh thiếu niên cần rèn luyện thói quan ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Các hoạt động sống như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu vai trò của tế bào trong cơ thể và mô tả mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể?

Hướng dẫn giải:

- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.

- Cơ thể đa bào được hình thành từ nhiều tế bào, các tế bào liên kết với nhau tạo nên các cấp tổ chức của cơ thể sống (mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể).

- Tế bào thực hiện các hoạt động như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng với môi trường.

- Hoạt động của tế bào là cơ sở cho hoạt động của cơ quan và hệ cơ quan do chúng cấu tạo nên, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. 

Bài tập 2: Thế giới sinh vật có nhiều cấp tổ chức khác nhau, trong đó, tế bào là cấu trúc nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ tính chất của sự sống. Nếu như tách rời tế bào khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?

Hướng dẫn giải:

- Cơ thể thực hiện được các hoạt động cơ bản của một sinh vật nhờ đơn vị thực hiện các chức năng của cơ thể là tế bào.

- Tế bào nằm sâu trong cơ thể nên việc thực hiện các hoạt động sống lại được thực hiện qua các cơ quan chuyên trách.

- Tế bào chỉ thực hiện được chức năng của mình khi ở trong một Cơ thể toàn vẹn, nếu tách rời tế bào ra khỏi cơ thể, tế bào ngừng hoạt động, điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ quan do các tế bào cấu tạo nên, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.

Luyện tập Bài 42 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường (tế bào - cơ thể - môi trường và sơ đó quan hệ giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng-sinh trưởng, phát triển - cảm ứng - sinh sản chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

3.1. Trắc nghiệm Bài 42 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 42 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào
    • B. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào
    • C. Tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản
    • D. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản
    • A. Chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào
    • B. Chỉ gồm hai tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào
    • C. Chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được một số các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào
    • D. Chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phát triển giữa các thành phần cấu trúc của tế bào
    • A. Các hoạt động sống
    • B. Sự trao đổi chất
    • C. Sự cảm ứng
    • D. Các phản xạ

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 42 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 42 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 173 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi trang 173 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 42.1 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 42.2 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 42.3 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 42.4 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 42.5 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 42 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON