YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 14: Phản xạ âm


Bài 14 môn Khoa học tự nhiên 7 chương trình SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn là nội dung tóm tắt bài: Phản xạ âm, giúp các bạn học sinh nhanh chóng ghi nhớ nắm chắc kiến thức, từ đó vận dụng giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa cũng như trong sách bài tập.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phản xạ âm

- Khi gặp vật cản, sóng âm bị phản xạ. 

- Vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém. 

Hình 14.2. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém

1.2. Một số hiện tượng về sóng âm

a. Sự hình thành tiếng vang

- Sóng âm dội lại khi gặp vật cản được gọi là âm phản xạ.

- Đứng trong một hang động lớn, nếu nói to thì sau đó em sẽ nghe được tiếng nói của mình vọng lại, đó gọi là tiếng vang.

- Trên thực tế, ta chỉ nghe được tiếng vang khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta ít nhất là 1/15 giây.

b. Ô nhiễm tiếng ồn

- Tiếng ồn gây ô nhiễm là những tiếng ồn to và kéo dài, gây tác động xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. Ô nhiễm tiếng ồn còn tác động xấu đến thế giới động vật.

- Một số nhóm biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:

+ Tác động vào nguồn âm (giảm độ to của nguồn âm, cấm bóp còi, ...).

+ Làm phân tán âm trên đường truyền của nó (làm cho âm phản xạ ra nhiều hướng khác nhau).

+ Ngăn chặn đường truyền âm bằng cách sử dụng vật liệu cách âm.

1. Sóng âm phản xạ khi gặp vật cản. Các vật cứng, bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.

2. Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là 1/15 giây.

3. Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động của con người. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: tác động vào nguồn âm, phân tán ấm trên đường truyền, ngăn chặn sự truyền ẩm.

Bài tập minh họa

Bài 1: Kể tên ba vật liệu phản xạ âm tốt và ba vật liệu phản xạ âm kém.

Hướng dẫn giải

- Ba vật liệu phản xạ âm tốt: thuỷ tinh, đá, bê tông.

- Ba vật liệu phản xạ âm kém: tấm xốp bọt biển, len, thảm sợi.

Bài 2: Một tàu chiến sử dụng sonar (máy phát và thu tín hiệu sóng âm dưới nước) để phát hiện sự xuất hiện của một tàu ngầm trong vùng biển lân cận. Giả sử tàu thu được tín hiệu sonar phản hồi có thời gian truyền khứ hồi (từ tàu chiến đến tàu ngầm và ngược lại) là 3,6 s. Khi đó, tàu ngầm ở cách tàu chiến bao xa? Biết tốc độ truyền sóng âm trong nước biển là 1 500 m/s.

Hướng dẫn giải

Khoảng cách giữa tàu chiến và tàu ngầm là

\(v = \frac{{{\rm{s}}{\rm{.t}}}}{{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{1500}}{\rm{.3,6}}}}{{\rm{2}}}{\rm{ = 2700m}}\)

Bài 3: Giả sử trường học em ở cạnh đường giao thông có đồng người và xe qua lại. Hãy đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm hạn chế tác hại của tiếng ồn từ bên ngoài đối với các hoạt động học tập, vui chơi của các em tại trường.

Hướng dẫn giải

Một số biện pháp:

- Treo biển báo “Cấm họp chợ, cấm dừng xe” tại khu vực trường học.

- Xây dựng tường bê tông ngăn cách với đường.

- Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.

- Treo rèm ở cửa để ngăn bớt âm thanh truyền tới.

Luyện tập Bài 14 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm; đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 74 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 74 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 76 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 76 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 76 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 76 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.1 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.2 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.3 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.4 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.5 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.6 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.7 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.8 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.9 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 14.10 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 14 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON