HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 7 Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông chương trình SGK Chân trời sáng tạo được biên soạn tóm tắt nội dung các ý chính trong bài, giúp các em học sinh đến nắm chắc nội dung cần học.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thiết bị bắn tốc độ
Hình 11.1. Cách đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ" gắn cố định
- Thiết bị “bắn tốc độ” là máy đo tốc độ từ xa, giúp kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
- Thiết bị “bắn tốc độ” đơn giản gồm một camera theo dõi ô tô chạy trên đường và một máy tính nhỏ trong camera để tính tốc độ của ô tô.
- Cách hoạt động của thiết bị “bắn tốc độ”:
+ Camera được dùng chụp ảnh ô tô chuyển động quãng đường s giữa hai vạch mốc (Hình 11.1).
+ Máy tính nhỏ đặt trong camera tự động ghi lại khoảng thời gian t tô tô chạy qua hai vạch mốc và tính tốc độ \(\upsilon \) của ô tô.
1.2. Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
- Tai nạn giao thông được bộ hiện nay đã trở thành một hiểm họa đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hình 11.2. Các lỗi vi phạm giao thông theo Cục Cảnh sát giao thông Việt Nam năm 2015
- Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do điểu khiển xe chạy quá tốc độ cho phép hoặc không tuân thủ các quy định về an toàn giao thông.
Hình 11.3. Ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn
1. Thiết bị “bắn tốc độ” dùng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ. 2. Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác. |
Bài tập minh họa
Bài 1: Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có phải chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn không?
Hướng dẫn giải
Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ ngoài do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác:
+ Đi không đúng làn đường, phần đường
+ Vượt xe sai quy định
+ Chuyển hướng không đúng quy định
+ Không nhường đường
+ Sử dụng rượu bia, các chất kích thích,...
Bài 2: Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 20 m là 0,83 s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 70 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?
Hướng dẫn giải
Tốc độ của ô tô là:
\(\upsilon = \frac{s}{t} = \frac{{20}}{{0,83}} \approx 24,1(m/s) = 86,7(km/h)\)
=> Tốc độ của ô tô vượt quá giới hạn cho phép quy định trên làn đường (70 km/h).
Bài 3: Dựa vào quy định về khoảng cách an toàn theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam, em hãy phân tích ảnh hưởng của tốc độ trong tình huống ở hình dưới đây.
Hướng dẫn giải
- Ô tô đang chạy với tốc độ 60 km/h, do đó khoảng cách an toàn phải từ 35 m trở lên (theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam).
- Với khoảng cách thực tế như trong hình thì ô tô này có thể an toàn tránh được va chạm với con bò trên đường.
Luyện tập Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Học xong bài học này, em có thể:
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng thiết bị "bắn tốc độ" trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nếu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
-
B.
Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ.
-
C.
Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
-
D.
Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.
-
A.
-
-
A.
Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.
-
B.
Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai
-
A.
-
- A. Camera và máy tính.
- B. Thước và máy tính.
- C. Đồng hồ và máy tính.
- D. Camera và đồng hồ.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 62 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 1 trang 62 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 2 trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 3 trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 4 trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 5 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 1 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.1 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.2 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.3 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.4 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.5 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.6 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.7 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.8 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.9 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 11.10 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!