YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 27: Nguyên sinh vật


Nội dung bài Bài 27: Nguyên sinh vật môn khoa học tự nhiên 6 SGK Chân trời sáng tạo đuợc biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên sinh vật là gì?

Tìm hiểu hình dạng và đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật

Hình dạng nguyên sinh vật - 2

Hình 27.1. Hình dạng nguyên sinh vật

Cấu tạo một số đại diện nguyên sinh vật

Hình 27.2. Cấu tạo một số đại diện nguyên sinh vật

Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống. Một số nguyên sinh vật có khả năng quang hợp như tảo lục, trùng roi, ...

Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng hình cầu, hình thoi, hình giày, ...), một số có hình dạng không ổn định (trùng biến hình).

1.2. Bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Tìm hiểu về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Muỗi Anopheles

Hình 27.3a. Muỗi Anopheles

Biểu hiện của người bị bệnh sốt rét

Hình 27.3b. Biểu hiện của người bị bệnh sốt rét

- Bệnh sốt rét: Do trùng sốt rét gây nên. Khi muỗi đốt cơ thể người bệnh, trùng sốt rét theo máu vào cơ thể muỗi và truyền sang người lành qua tuyến nước bọt của muỗi. Người bị bệnh sốt rét thường có biểu hiện sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa, ...

- Bệnh kiết lị: Do trùng kiết lị gây nên. Bào xác của trùng kiết lị theo phần người bệnh ra ngoài, trong điều kiện tự nhiên chúng có thể tồn tại được 9 tháng. Khi gặp điều kiện thích hợp chúng bám vào cơ thể ruồi, nhặng, thông qua thức ăn lan truyền bệnh cho nhiều người. Người bị bệnh kiết lị thường có những biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt.

Amip ăn não – Neeleria fowleri là loài kí sinh trên người, chúng xâm nhập vào mũi đi lên não và gây các tổn thương nghiêm trọng ở não người. Khi bị nhiễm amip ăn não, thường xuất hiện triệu chứng mất cảm giác mùi vị, sốt, nhức đầu, buồn nôn, buồn ngủ, ảo giác, ... Hầu hết những người bị nhiễm amip ăn não thường tử vong trong vòng một tuần sau khi nhiễm.

Tìm hiểu một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên.

- Kí sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật đang sống khác, chúng sử dụng chất dinh dưỡng của sinh vật bị kí sinh (hay còn gọi là vật chủ) để duy trì sự sống. Con người, động vật và thực vật là những vật chủ.

- Ngoài những tác hại, trong tự nhiên, nguyên sinh vật cũng đóng vai trò là thức ăn. của nhiều sinh vật dưới nước.

- Nguyên sinh vật là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở người và động vật. Một số biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây nên:

- Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy, ...

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bảo quản thức ăn đúng cách.

- Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Bài tập minh họa

Bài 1: Chọn đáp án phù hợp trong các từ/ cụm từ gợi ý sau: Nguyên sinh vật, nhân thực, một tế bào, nhiều tế bào, tảo lục, trùng biến hình, hình dạng, vi khuẩn, virus để điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin dưới đây:

(1)... là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào (2) ..., kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống. Một số (3)... có khả năng quang hợp như (4) ...., trùng roi. (5)... đa dạng về (6)... một số có (7) ... không ốn định như (8)...

Hướng dẫn giải

(1) Nguyên sinh vật,

(2) nhân thực,

(3) nguyên sinh vật,

(4) tảo lục,

(5) Nguyên sinh vật,

(6) hình dạng,

(7) hình dạng,

(8) trùng biến hình.

Bài 2: Hãy kể tên một số kí sinh trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật kí sinh ở người.

Hướng dẫn giải

Trùng sốt rét, trùng kiết lị, amip ăn não, ...

Bài 3: Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn ở hình bên nếu số lượng tảo trong chuỗi thức ăn bị giảm đột ngột?

Hướng dẫn giải

- Nếu số lượng tảo trong chuỗi thức ăn bị giảm đột ngột thì số lượng các sinh vật ở mắt xích phía sau cũng sẽ bị giảm đi, Ảnh hưởng nặng nề nhất là giáp xác chân chèo vì tảo là nguồn thức ăn trực tiếp của chúng, các sinh vật càng ở xa tảo thì mức độ ảnh hưởng càng giảm.

Bài 4: Hai bạn học sinh đang tranh cãi về môi trường sống của nguyên sinh vật. Bạn thứ nhất nói:”Nguyên sinh vật có thể sống tự do ngoài môi trường tự nhiên”; bạn thứ hai lại nói: “Nguyên sinh vật chỉ có thể sống kí sinh trong cơ thể vật chủ” Em hãy đưa ra giải thích đúng nhất cho hai bạn.

Hướng dẫn giải

- Một số nguyên sinh vật có thể sống tự do trong môi trường tự nhiên do trong tế bào có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp để tổng hợp các chất cho cơ thể. Một số khác không chứa lục lạp thì không tự tổng hợp được các chất mà phải lấy từ cơ thể vật chủ nên phải sống kí sinh. Do vậy cả hai bạn đều nói đúng nhưng chưa đủ

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên (ví dụ: trùng roi, trùng giày, tảo lục đơn bào, tảo silic, ...). Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.
  • Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 119 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 trang 119 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 trang 120 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 trang 120 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 trang 120 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 120 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 5 trang 121 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 6 trang 122 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 122 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Vận dụng trang 121 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 123 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 123 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 123 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.1 trang 90 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.2 trang 90 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.3 trang 90 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.4 trang 90 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.5 trang 90 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.6 trang 90 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.7 trang 91 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.8 trang 91 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.9 trang 91 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.10 trang 91 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 27 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON