YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 26: TH quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua


Nội dung bài Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua môn khoa học tự nhiên 6 SGK Chân trời sáng tạo đuợc biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy lọc.

- Hoá chất: Xanh methylene.

- Mẫu vật: Nước dưa muối/ nước cà muối.

Tiểu bản mẫu.

1.2. Cách tiến hành

Thực hành quan sát vi khuẩn

Làm và quan sát tiêu bản vi khuẩn lactic trong nước dưa muối/nước nước cà muối theo các bước sau:

- Bước 1. Chuẩn bị nước dưa muối/cà muối. Dùng pipette lấy một vài giọt nước dưa muối/ nước cà muối.

Bước 1

- Bước 2, Nhỏ 1 giọt nước dưa muối/nước cà muối lên lam kính.

Bước 3

- Bước 3. Đậy lamen lên giọt nước dưa muối/ nước cà muối

Bước 4

- Bước 4, Nhỏ 1 giọt xanh methylene vào cạnh góc lamen sao cho hoà lẫn với giọt nước dưa muối/ nướC cà muối.

Bước 5

- Bước 5. Dùng giấy thấm nước thừa tràn ra ngoài làm kính.

Bước 6

- Bước 6. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ vi khuẩn quan sát được.

Hướng dẫn làm sữa chua

a. Chuẩn bị

Nguyên liệu:

- Sữa chua: 1 hộp (100 g)

- Sữa đặc có đường: 1 hộp (380 g)

- Nước đun sôi: 500 ml

- Nước đun sôi để nguội: 500 ml

Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, nồi ủ hoặc thùng xốp, đũa, chậu thuỷ tinh, nhiệt kế.

b. Cách tiến hành

- Bước 1: Mở hộp sữa đặc và đổ vào chậu thuỷ tinh.

- Bước 2: Thêm vào chậu thuỷ tinh 1 lít nước theo tỉ lệ: 1/2 nước vừa đun sôi: 1/2 nước sôi để nguội và khuấy đều sao cho nhiệt độ hỗn hợp khoảng 40 °C - 50 °C.

- Bước 3: Cho vào hỗn hợp trên một hộp sữa chua để bổ sung vi khuẩn lactic, khuấy nhẹ, đều tay.

- Bước 4: Múc hỗn hợp sữa chua vào các cốc thuỷ tinh nhỏ có nắp đậy.

- Bước 5: Xếp các cốc vào nồi ủ hoặc thùng xốp và ủ khoảng 8 – 12 giờ.

- Bước 6: Bảo quản sữa chua đã ủ trong ngăn mát tủ lạnh.

Báo cáo kết quả thực hành.

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

Báo cáo: Kết quả thực hành quan sát vi khuẩn và tìm hiểu các bước làm sữa chua

Thứ ....... ngày ...... tháng ....năm ....

Nhóm............... Lớp ............

1. Vẽ và mô tả hình dạng vi khuẩn lactic có trong tiêu bản.

2. Vẽ và nhận dạng một số vi khuẩn có trong tiêu bản mẫu.

3. Tại sao chúng ta phải bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh?

Bài tập minh họa

Bài 1: Kể tên một số ứng dụng của vi khuẩn trong chế biến thức ăn, thực phẩm trong gia đình.

Hướng dẫn giải

Một số ứng dụng của vi khuẩn trong chế biến thức ăn, thực phẩm trong gia đình: làm sữa chua, làm rượu vang, muối chua rau, củ, quả (dưa muối, cà muối, ...).

Bài 2: Có bạn nói thời gian ủ sữa chua chỉ cần 1 - 2 giờ. Theo em, bạn nói có đúng không? Tại sao?

Hướng dẫn giải

 - Bạn nói không đúng vì thời gian lí tưởng là 8 - 12 giờ để vi khuẩn hoạt động làm cho sữa có độ chua nhất định. Nếu ủ ít hơn mức thời gian trên sữa sẽ chưa đủ độ chua, còn nếu để quá lâu thì sữa sẽ chua quá và bị biến đổi gây hư hỏng.

Bài 3: Sau khi được học về cách làm sữa chua, em và bạn trong tổ về nhà thực hiện theo các bước đã được hướng dẫn. Tuy nhiên, vì ngại đi mua sữa chua mồi nên bạn em đã không thêm sữa chua mồi theo hướng dẫn, các bước còn lại vẫn tiến hành bình thường. Một ngày sau, các bạn đến lớp và bạn emn nói rằng đã làm như hướng dẫn nhưng không thành công, Sữa không có vị chua mà còn xuất hiện váng, mùi khó chịu. Em hảy giải thích cho bạn vì sao bạn đã làm sữa chua không thành công?

Hướng dẫn giải

- Bạn em làm sữa chua không thành công vì thiếu sửa chua mồi. Trong sữa chua mồi chứa một tỉ lệ vi khuẩn nhất định, cho vào ủ cùng với sữa sẽ kích thích quá trình sinh sản của vị khuẩn lactic, tạo độ chua cho sữa chua và ngăn cản các sinh vật có hại phát triển trong sữa chua, gây ảnh hưởng sức khỏe con người khi sử dụng.

Bài 4: Hãy nêu các bước muối dưa cải thường sử dụng trong gia đình.

Hướng dẫn giải

Các bước muối dưa cải:

Bước 1. Rau cải phơi se mặt, rửa sạch, cắt nhỏ 3 - 4 cm.

Bước 2. Đổ rau vào bình.

Bước 3. Pha nước muối ấm 6% rồi đổ ngập rau.

Bước 4. Nén chặt, đậy kín, để nơi ấm.

Lưu ý: Có thể cho thêm nước đường và nước dưa cũ để dưa nhanh chín vàng vì trong nước dưa muối cũ có chứa nhiều vi khuẩn lactic, chúng sẽ chuyển hoá đường trong rau củ thành axit lactic làm dưa nhanh có vị chua.

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn. Nhận biết được một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu.
  • Nêu được các bước làm sữa chua.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Thực hành trang 118 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 26.1 trang 86 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 26.2 trang 86 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 26.3 trang 86 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 26.4 trang 86 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 26.5 trang 86 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 26 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON