YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 28: Nấm


Để giúp cho các em tìm hiểu các kiến thức về nấm: Nấm mốc trắng, nấm rơm, đặc điểm sinh học của nấm và tầm quan trọng của nấm trong đời sống. Từ đó giúp các em biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm gây ra. Mời các em tham khảo nội dung tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm của nấm

Thực hành quan sát một số loại nấm

a. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Kính lúp cầm tay, panh, kim mũi nhọn, đĩa kính đồng hồ, găng tay, khẩu trang cá nhân.

- Mẫu vật: Một số loại nấm phổ biến (tuỳ điều kiện thực tế).

- Bộ tranh ảnh: Tranh/ ảnh chụp một số loài nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm hương, nấm mốc, ..).

b. Cách tiến hành

- Bước 1: Quan sát một số nấm lớn bằng mắt thường và giới thiệu đặc điểm của chúng.

- Bước 2: Quan sát nấm mốc bằng kính lúp.

+ Dùng kim mũi nhọn lấy một phần nấm mốc ra đĩa đồng hồ.

+ Dàn mỏng nấm mốc, dùng kính lúp cầm tay quan sát sợi nấm mốc.

Tìm hiểu sự đa dạng của nấm

Cấu tạo nấm đơn bào và nấm đa bào

Hình 28.2. Cấu tạo nấm đơn bào và nấm đa bào

- Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả, ...

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơn bào và nấm đa bào.

- Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là nấm đảm và nấm túi.

+ Nấm đảm có Cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm; đại diện: nấm rơm, nấm sò, ...

+ Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi; đại diện: nấm men, nấm mốc, ...

Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc.

Nấm độc ở Việt Nam

- Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 100 loài nấm độc khác nhau có thể gây tổn thương nặng nề, thậm chí là tử vong cho con người. Độc tố nằm trong toàn bộ cây nấm. Độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm.

- Khuyến cáo: Chỉ sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm ăn được. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại, đặc biệt là những loài năm có dây đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.

Một số loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam: Nấm độc tán xanh; nấm dộc dở; nấm độc tán trắng hình nón; nấm phiến dốm bướm.

1.2. Vai trò của nấm

- Bệnh nấm da tay: Xuất hiện mảng da màu đỏ kèm vảy, ngứa, nhức, cảm giác nóng rát lòng bàn tay.

- Bệnh nấm mốc cá: Trên da cá xuất hiện vùng trắng xám, sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bồng; cá bơi lội bất thường, da tróc vảy.

- Bệnh viêm phổi do nấm: Sốt cao kéo dài, ho khan, đau ngực, khó chịu ở ngực.

- Bệnh mốc xám ở dâu tây: Đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện, sau đó lan rộng cả quả, phủ một lớp mốc xám và làm cho quả bị khô, hoa và quả non có thể bị nhiễm bệnh.

⇒ Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân huỷ xác sinh vật, phân huỷ rác hữu cơ, làm sạch môi trường. Trong thực tiễn, nấm có nhiều giá trị sử dụng đối với con người như: làm thức ăn, làm thuốc, thực phẩm chức năng, dùng trong sản xuất bia rượu, làm men nở, chế biến thực phẩm.

- Bên cạnh những lợi ích từ nấm, một số loài nấm gây bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng.

- Một số con đường lây truyền bệnh do nấm: tiếp xúc với mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.

- Biện pháp phòng chống: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh; vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường.

1.3. Kĩ thuật trồng nấm

Tìm hiểu kĩ thuật trồng nấm rơm

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu trồng nấm rơm rất đa dạng như: rơm rạ, bã mía, bẹ chuối khô, mùn cưa đã hoai mục..., nhưng phù hợp nhất là rơm rạ khô ngâm với nước vôi. Sau khi rơm rạ đã ngấm đều nước thì vớt lên để ráo rồi đánh thành đống, sau 3 ngày là dùng được.

- Bước 2: Chọn vị trí trồng nấm rơm

Chọn vị trí tránh ánh nắng trực tiếp để không làm ảnh hưởng tới nấm, chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ.

- Bước 3: Chọn giống nấm, đóng khuôn và gieo giống nấm

Chọn giống nấm có sợi tơ trắng trong. Sau đó dỡ bỏ lớp rơm mặt ngoài đống ủ, chỉ lấy rơm đã ủ bên trong khuôn trồng nấm.

- Bước 4: Chăm sóc nấm

Mỗi ngày tưới một lần, sao cho khi nắm rơm thì nước phải bám qua kẽ tay nhưng không được nhỏ giọt.

- Bước 5: Thu hoạch

Thông thường sau 7 – 10 ngày sau khi rắc giống nấm thì có thể thu hoạch nấm.

Bài tập minh họa

Bài 1: Tại sao khi lấy mẫu nấm mốc để làm thực hành, để đảm bảo an toàn chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân?

Hướng dẫn giải

- Vì bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp.

Bài 2: Hãy chỉ ra dấu hiệu hình thái để nhận biết nấm độc trong tự nhiên?

Hướng dẫn giải

- Về hình thái, nấm độc thường có màu sắc sặc sở, thường có đẩy đủ các thành phần của cây nấm (mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm, cuống nấm,...).

Bài 3: Địa y rất phổ biến trong tự nhiên, hãy tra cứu thông tin và trình bày một số hiểu biết của em về địa y.

Hướng dẫn giải

 - Địa y là một dạng kết hợp giữa năm và một loại sinh vật có thể quang hợp, có thể là tảo lục hay vi khuẩn lam, trong một mối quan hệ cộng sinh. Địa y tồ tại ở một số môi trường khắc nghiệt như đài nguyên, Bắc cực, sa mạc, bờ đá. Chúng có nhiều trên các lá cây, cành cây và thân cây. Chúng có cả trên đá, Trên tường gạch và đất, nóc của nhiều toà nhà cũng có địa y mọc

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Quan sát và vẽ được một số đại diện nấm.
  • Nêu được sự đa dạng của nấm. Phân biệt được nấm đơn bào, nấm đa bào, nấm đảm, nấm túi; nấm ăn được, nấm độc.
  • Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn. Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được biện pháp phòng chống bệnh do nấm.
  • Giải thích được một số khâu trong kĩ thuật trồng nấm.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 124 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 trang 124 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 trang 124 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 trang 125 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập 1 trang 125 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 trang 125 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 5 trang 125 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 6 trang 126 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 126 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 127 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 7 trang 127 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 8 trang 127 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 9 trang 128 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 10 trang 128 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Luyện tập trang 128 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 130 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 130 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 130 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 130 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Vận dụng trang 130 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 11 trang 130 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 12 trang 130 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.1 trang 93 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.2 trang 93 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.3 trang 93 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.4 trang 93 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.5 trang 93 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.6 trang 93 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.7 trang 93 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.8 trang 94 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.9 trang 94 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 28.10 trang 94 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 28 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF